Việc lên một thực đơn ngon, hấp dẫn, đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho gia đình là điều mà chị em nội trợ nào cũng bận tâm mỗi ngày. Thấu hiểu điều đó, hôm nay Review Huế xin gửi tới mọi người top 7 món ăn nấu đơn giản dưới đây.
Contents
1. Thịt xay nhồi cà tím
Nguyên liệu:
- 3 quả cà tím tròn
- 200g thịt lợn xay
- Mắm, mì chính, hành lá
Cách làm:
- Cà tím cắt cuống, bổ dọc đôi quả cà rồi cho vào nước ngâm, bỏ chút muối
- Thịt ướp: 2 thìa cafe nước mắm + 1 thìa cà phê mì chính + hành lá thái nhỏ. Trộn đều ướp 5 phút
- Khía cà theo hướng dọc để lộ khe, không được làm đứt miếng. Nhồi thịt vào các khe quả cà đã khía.
- Xếp các miếng cà vào nồi hấp cách thuỷ. Sau khi nước sôi để nhỏ lửa hấp tiếp 5 phút. Cà chuyển màu tím nhạt là đã chín.
2. Bí đao cuộn thịt
Bí đao thường thường chỉ được dùng nấu canh hoặc xào trong những bữa ăn thông thường, không được coi là món cao lương mỹ vị. Nhưng nó có đủ tiêu chuẩn “sang chảnh” hay không, thực ra phần nhiều phụ thuộc vào tài biến hóa của các bà nội trợ.
Nguyên liệu:
- Bí đao: 1 quả to, cà rốt: nửa củ, thịt băm: 50gr, mộc nhĩ: 4 tai
- Gia vị, dầu hào, rượu trắng, hành hoa.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế bí đao. Dù không dùng hết 1 quả bí đao to, nhưng bí đao to giúp bạn dễ dàng thái miếng để có được những lát bí to bản, do đó, hãy chọn quả to nhất có thể. Bí đao gọt bỏ, rửa sạch, thái thành những lá mỏng khoảng 1 -2mm hình chữ nhật.
- Bước 2: Chần bí đao. Đun sôi nồi nước và chần qua bí đao trong thời gian 30 giây. Lưu ý không nhúng bí đao vào nước sôi quá lâu vì sẽ làm bí bị mềm, khó thực hiện các bước tiếp theo.
- Bước 4: Chuẩn bị phần nhân. Mộc nhĩ ngâm cho nở, rửa sạch, băm nhỏ. Cà rốt gọt bỏ vỏ, thái miếng nhỏ. Trộn đều thịt băm, nấm và cà rốt với nhau cùng 1 thìa rượu trắng. Nêm nếm gia vị và dầu hào sao cho vừa miệng.
- Bước 5: Cuốn bí. Trải miếng bí lên một bề mặt phẳng. Nắm 1 phần nhân nhỏ đặt lên bí và cuộn tròn lại như quấn nem.
- Bước 6: Hấp cách thủy bí. Đặt tất cả những miếng bí đao đã cuốn lên đĩa, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.
- Bước 7: Chế nước sốt. Khéo léo chắt lấy phần nước tiết ra ở đĩa bí đao, đổ vào một nồi nhỏ. Thêm dầu hào và đun sôi để có nước sốt sền sệt, sau đó rưới đều lên phần bí đã cuộn.
3. Sụn heo chưng nước mắm
Nguyên liệu:
- Sụn heo mềm: 300g
- Mỡ thăn heo xay nhỏ: 250g
- Mắm tép: 50g – Hành tỏi khô: 2-3 củ – Ớt hiểm: 2-3 quả – Đường, tiêu, dầu ăn vừa đủ
Cách làm:
- Sụn heo thái miếng nhỏ vừa ăn rồi đem băm sơ. Tỏi ớt băm nhỏ.
- Đặt chảo lên bếp, cho thêm chút dầu ăn rồi cho tỏi ớt đã băm nhỏ vào phi vàng thơm. Tiếp theo cho mỡ thăn đã xay nhỏ vào đảo sơ cho hơi se mặt, rồi cho tiếp sụn đã băm vào đảo đều.
- Khi sụn đã chín đều hơi se vàng thì cho tiếp 50g mắm tép vào đảo nhanh tay cho thịt sụn ngấm đều mắm tép.
- Cho nốt 2 thìa cafe đường vào (cách này giúp làm giảm độ mặn gắt của mắm tép), nêm thêm 1 thìa cafe hạt nêm rồi ta đảo thật đều cho sụn hơi cháy cạnh tiết ra mỡ là được. Tắt bếp thêm chút hạt tiêu, đảo đều rồi múc sụn chưng mắm tép ra hũ hoặc bát nhỏ.
Thưởng thức với cơm nóng với thời tiết đang trở trời mưa thế này thì chẳng có gì ngon bằng!
4. Trứng cút cuộn mỳ tươi chiên giòn
Đừng nghĩ trứng cút chỉ có thể luộc, hay cùng lắm là xào me. Với một chút sáng tạo, bạn có thể chế biến ra những món ăn siêu sang và cực ngon, chỉ với trứng cút và một vài nguyên liệu đơn giản khác.
Nguyên liệu:
- 12 quả trứng cút,
- Gia vị
- 240gr mỳ tươi (loại mỳ có đường kính khoảng 3-4mm),
- Muối
Cách làm:
- Bước 1: Luộc trứng cút. Rửa sạch trứng và bỏ vào nồi để luộc. Thêm chút muối vào nồi nước để trứng không bị vỡ nứt. Đun ở nhiệt độ cao trong 5 phút, sau đó tắt bếp và ngâm trứng trong nồi khoảng 2 phút là trứng chín đạt yêu cầu.
- Bước 2: Bóc vỏ trứng. Sau khi luộc xong, ngâm trứng cút vào bát nước lạnh. Sau khi bóc trứng, dùng giấy hoặc khăn lau nhẹ để trứng được hoàn toàn khô ráo.
- Bước 3: Cuộn mỳ. Cuộn mỳ xung quanh trứng cho đến khi mỳ bao bọc hết phần trứng bên trong. Dán đuôi của sợi mỳ lại bằng chút nước để chúng không bị bung ra.
- Bước 4: Chiên trứng. Làm nóng chảo và đổ một lượng dầu cao khoảng 4 – 5 cm. Khi dầu sôi khoảng 50%, đổ trứng vào chiên ngập dầu. Liên tục đảo đều để sợi mỳ vàng đều. Dùng muỗng có lỗ nhấc trứng ra khỏi chảo, để ráo dầu.
Nếu thích, bạn có thể rắc một chút tiêu, chút gia vị, bột ớt hoặc bột phô mai lên bề mặt món ăn để tạo hương vị đậm đà hơn.
5. Bánh mì thanh long
Hiện nay giá cả nông sản nói chung và quả thanh long nói riêng đã bị giảm đáng kể. Mẹ hãy thử làm ngay món bánh mì thanh long đang rất được nhiều chị em quan tâm nhé.
Nguyên liệu:
- 280 gram bột mì số 13
- 200 gram thanh long ruột đỏ
- 8 gram men nở
- 10 gram đường
- 3 gram muối
- 8 gram giấm
- 5 gram dầu ăn
Cách làm:
- Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau
- Cho vào máy nhồi khoảng 10 phút với tốc độ chậm cho bột quyện lại rồi nghỉ 5 phút
- Trộn tiếp bột lần 2 với tốc độ nhanh đến khi mặt bột mịn hơn và có thể kéo màng mỏng gần giống như kẹo cao su là được
- Cho bột vào chậu, bọc màng thực phẩm lại và ủ cho đến khi bột nở gấp đôi
- Khi bột nở gấp đôi, lấy bột ra và chia bột thành 6 phần bằng nhau
- Dùng tay nhẹ nhàng dàn mỏng đều các phần bột và gấp 2 mép rồi cuộn lại như hình, ve bột sao cho phần giữa to hơn 2 đầu 2 bên
- Đặt bột lên khuôn hoặc giấy nến. Bột sẽ nở gấp đôi nên nhớ để khoảng cách xa nhau
- Tiếp tục cho bánh nghỉ đến khi bánh nở gấp đôi (khoảng 30-40 phút) tuỳ nhiệt độ
- Xịt nước lên bánh và dùng dao rạch nhẹ lên mặt bánh rồi đem đi nướng
- Nướng 5 phút đầu ở nhiệt độ 230, 5 phút sau 200 độ, và 5 phút tiếp ở nhiệt độ 180 độ. Để bánh nghỉ thêm trong lò 3 phút sẽ khiến bánh giòn lâu.
6. Mì trộn sốt cay
Mì cay làm theo cách này chỉ mất khoảng 10 phút nhưng ngon chẳng thua kém gì ngoài nhà hàng đâu nhé! Sợi mì trắng tròn, màu đỏ tươi của ớt, màu xanh mướt của hành lá và dưa chuột – chỉ nhìn thôi đã muốn ăn ngay rồi!
Nguyên liệu:
- 400 gram mì
- 1 quả dưa chuột
- Hành lá, tỏi, ớt tươi, ớt bột, hạt tiêu, tinh chất gà
- Đường trắng, xì dầu, dầu hào, giấm đen
- Lạc đã rang chín, vừng trắng rang chín
Cách làm:
- Dưa chuột rửa sạch, cắt sợi
- Cho nước vào nồi đun sôi. Thêm mì vào nấu cho đến khi chín
- Vớt mì đã chín ra ngâm trong nước lạnh. Thay nước vài lần để làm nguội mì hoàn toàn
- Lấy một cái bát lớn, cho 2 thìa ớt bột, một ít tỏi, 1 ít ớt tươi thái lát, 1 thìa vừng trắng, nửa thìa hạt tiêu, nửa thìa muối và một ít hạt nêm gà
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Thêm hạt tiêu đun đến khi dậy mùi thơm
- Lọc hạt tiêu ra, dầu ăn còn lại trút vào bát gia vị
- Cho 1 thìa đường trắng, 2 thìa xì dầu, 1 thìa dầu hào, 4 thìa giấm đen vào bát và khuấy đều
- Cho mì vào bát, đổ nước sốt vào, thêm dưa chuột, lạc rang giã nhỏ và hành lá rồi thưởng thức
7. Ngao xào lá hẹ
Ngao xào lá hẹ, bạn đã biết chưa? Một món ăn vừa rẻ tiền, cách làm đơn giản nhưng vẫn hút hồn người ăn bởi mùi vị và màu sắc hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Ngao hoa lượng tùy nhu cầu
- Một nắm lá hẹ
- Ớt tươi tùy khẩu vị
- 1 củ tỏi
- Muối, dầu ăn, đường, xì dầu
Cách làm:
- Lấy 1 cái nồi lớn, cho nước vào nồi, thêm 1 chút muối khuấy tan. Đổ ngao vào ngâm trong 2 tiếng để ngao nhả hết chất bẩn. Nếu ngao bạn mua về đã được người bán làm sạch, bạn có thể chế biến luôn mà bỏ qua bước ngâm ngao này
- Lá hẹ sửa sạch, cắt khúc 2,3 cm. Ớt, tỏi thái lát
- Cho nước vào nồi đun sôi. Sau đó cho ngao vào. Đến khi ngao mở miệng thì vớt ra ngay lập tức rồi rửa sạch. Bước này giúp làm sạch cát còn sót lại trong ngao dễ dàng hơn
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng. Bỏ ớt, tỏi vào xào
- Cho tiếp lá hẹ và ngao hoa vào đảo đều
- Đun to lửa. Cho thêm 1 thìa muối, 1 thìa đường, 2 thìa xì dầu và một ít tinh chất gà vào cho vừa ăn
Lưu ý:
- Bằng cách luộc và rửa lại ngao, cát trong ngao sẽ được làm sạch hơn. Chú ý bước này ngay sau khi ngao mở miệng hãy vớt chúng ra ngay lập tức, đừng đun lâu trên bếp
- Vì ngao đã chín và lá hẹ cũng rất nhanh chín, vì vậy hãy xào ngao bằng lửa lớn trong thời gian ngắn. Xào lâu làm lá hẹ bị nhừ, sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn
Trên đây là tổng hợp một số món ăn đặc biệt thơm ngon, rất dễ làm tại nhà, mà Review Huế muốn giới thiệu tới các bạn. Chúc bạn và gia đình có những món ăn thật ngon mỗi ngày.
Tin khác