Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Tham quan chùa Báo Quốc – ngôi cổ tự linh thiêng của cố đô

Chùa Báo Quốc được đánh giá là một trong những ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời. Ghé thăm chùa Báo Quốc chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa thờ tự từ thế kỷ XVII, lắng nghe những câu chuyện bí ẩn về “giếng cấm” Hàm Long là những trải nghiệm tuyệt vời. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Giới thiệu Chùa Báo Quốc

Chùa Báo Quốc nằm ở đồi Hàm Long, đường Bảo Quốc, Phường Đúc, thành phố Huế. Ngôi chùa là một trong những địa điểm du lịch Huế không thể bỏ qua của rất nhiều du khách. Đây là ngôi chùa Huế thuộc hệ phái Bắc tông được xây dựng theo kiểu chữ Khẩu. Khuôn viên chùa rộng rãi, có đủ tháp mộ của các vị Tổ sư. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều kỷ vật quý báu mang giá trị văn hóa.

Chùa Báo Quốc Huế du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét văn hóa thờ tự từ thế kỷ XVII và được biết về những câu chuyện bí ẩn về vùng đất tâm linh này. Không chỉ vậy, du khách sẽ được khám phá nét kiến trúc hàng trăm năm, mang dấu ấn phòng kiến cổ xưa. Nếu bạn là những người yêu thích sự thanh tịnh, cổ kính thì ngôi chùa này sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

Bên cạnh hòa mình vào vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên nơi đây, du khách còn có thể khám phá nét kiến trúc độc đáo độc đáo của ngôi chùa hàng trăm năm tuổi. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thế giới bình yên, tĩnh lặng, mang lại cho bạn một tâm hồn thư thái, an nhiên.

Lịch sử chùa Báo Quốc ở Huế

Chùa Báo Quốc trước kia có tên là chùa Hàm Long và chùa Thiên Thọ. Chùa do Hòa thượng Thích Giác Phong lập vào khoảng thế kỷ thứ XVII (có thể 1687). Khi đó chùa Báo Quốc mang tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự. Thời sơ khởi, ngôi chùa này chỉ là một am tự nhỏ, thờ đức Phật Thích Ca cho những người trong địa phương đến lễ bái cúng tế. Mãi đến thế kỷ sau, mới bắt đầu những chương trình trùng tu. Hai bảo tháp cũng được dựng lên.

Sau này, khi lên nắm quyền ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã đến lễ chùa. Ông ban một tấm biểu sơn son thiếp vàng có khắc “Sắc tứ Báo Quốc Tự”. Một bên của tấm biểu còn ghi thêm “Quốc Vương từ tế đạo nhân ngự đề”.

Vào thời Tây Sơn, khu đất trong chu vi chùa Báo Quốc còn bị chiếm để chứa diêm tiêu nhằm phục vụ việc đúc súng đạn trên con đường Tây Sơn bắc tiến.

Đến đời vua Gia Long, Hiếu Khương Hoàng Hậu đã đứng ra tổ chức việc quyên góp để trùng tu lại ngôi chùa, bảo tháp và la thành, minh đường. Nhiều quan lại trong triều đã tham gia trong công trình này. Chùa cũng đã được đổi tên thành Thiên Thọ Tự, trích từ một đoạn kinh trong Tứ Thập Nhị Chương.

Đến năm 1824, đời vua Minh Mạng, nhân một cuộc lễ trai đàn chẩn tế do hoàng tộc tổ chức tại ngôi chùa này, nhà vua đã đề nghị chư vị trụ trì và giám thọ trong chùa đổi lại tên là Báo Quốc.

Kiến trúc của Chùa Báo Quốc 

Chùa Báo Quốc được xây dựng trên khuôn viên rộng rãi tới 2 ha. Phía ngoài cùng là cổng tam quan cổ kính và đồ sộ. Đi vào trong, du khách sẽ gặp sân vườn trồng nhiều cây cối, tạo cảnh quan tươi mát và yên tĩnh cho chùa.

Kiến trúc chùa Báo Quốc mang nhiều nét đặc sắc và riêng biệt. Khu vực Chính Điện của chùa được xây dựng thành 3 gian 2 chái mang những nét trang trí công phu và độc đáo. Vách tường, trụ cột có hoa văn tạo nên từ những mảnh sành hoặc hình rồng uy nghi. Ở bên trong chính điện là nơi thờ cúng trang nghiêm, thanh tịnh.

Ở khuôn viên của chùa Báo Quốc có tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát, phía bên trái là khu tháp Thổ và tháp Ngài Giác Phong cao 3,3m được xây dựng từ năm 1714.

Lên chùa Báo Quốc nghe kể chuyện giếng Hàm Long

Theo truyền thuyết nhiều người xưa kể lại, khi vua Nguyễn từ Bắc vào Huế (xứ Thuận Hóa) định đô thì nhiều đêm liên tiếp có 1 con rồng gây ra mưa gió quấy nhiễu, vua bèn sai thầy địa xem phong thủy thì thấy trước mặt Kinh thành có 1 dãy núi thiêng với nhiều long mạch.

Để chế ngự con rồng này cần phải mời bậc cao nhân về yểm long mạch. Sau khi mời các thầy về yểm tại nhiều điểm, quả nhiên sau đó không còn rồng quấy phá vua nữa. Từ đó, dãy núi đó được đặt tên là Bình An Sơn.

Hiện vẫn còn hàng chục ngôi chùa được tại núi này. Điểm khởi đầu của các chùa là quốc tự Báo Quốc do thiền sư Giác Phong dựng lên vào cuối thế kỷ XVII. Khi thiền sư đến lập chùa đã có đào 1 cái giếng để lấy nước ngay dưới chân núi. Bỗng từ dưới giếng có mạch nước ngọt tỏa mùi thơm ngát phun ra liên tục như miệng con rồng phun nước nên đặt là giếng Hàm Long. Một sự tích khác là khi đào đúng viên đá dẫn lộ xuống mạch nước ngầm, vì đá quá giống miệng con rồng nên đặt tên Hàm Long.

Bia đá của chùa và xóm Báo Quốc ghi sát giếng: “Giếng Hàm Long có tên chữ Hán là Hàm Long Tĩnh. Theo bộ Hàm Long Sơn Chí thì Giếng xuất hiện cùng thời với việc khai sơn chùa Báo Quốc khoảng năm 1674.

Đáy giếng có đá như hàm rồng. Nước trong đá tuôn ra mát lạnh có vị ngọt nên ngạn ngữ có câu: Giếng Hàm Long trong lại ngọt. Anh thương em rày có Bụt chứng tri.

Theo Đại Nam Nhất Thống chí: Buổi đầu khai quốc, các quan lại triều đình thường lấy nước giếng này để Vua dùng nên lại có tên nữa là Giếng Cấm”.

Nhiều người dân ở xung quanh chùa Báo Quốc cho biết hiện nước giếng không có ai đến lấy uống nữa vì sợ là giếng cấm cho vua. Giếng chỉ được phục vụ cho mục đích thăm quan. Ngày xuân, nếu lên dạo cảnh, thắp hương tại chùa Báo Quốc, du khách hãy đến giếng “miệng rồng” để cầu nguyện cho những điều may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình.

Chùa Báo Quốc ngày nay không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng ở xứ Huế mà còn gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ, cuốn hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá. Nếu bạn đang có kế hoạch đến Huế thì đừng quên ghé thăm chùa Báo Quốc. Review Huế chúc bạn có những trải nghiệm ý nghĩa nhé.

Tổng hợp

Đánh giá bài viết

3 thoughts on “Tham quan chùa Báo Quốc – ngôi cổ tự linh thiêng của cố đô

  1. Phone Tracker Free says:

    Keyloggers are currently the most popular way of tracking software, they are used to get the characters entered on the keyboard. Including search terms entered in search engines, email messages sent and chat content, etc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *