Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Hướng dẫn làm chả Huế siêu đơn giản tại nhà

Cách làm chả Huế không khó nhưng khả năng thành công lại khá thấp. Để biết tại sao lại như vậy thì cần xem ngay bài viết sau. 1 vài lưu ý đặc biệt sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu chưa từng làm thành công thì công thức dưới đây chắc chắn sẽ giúp được bạn. Cùng Check in Huế tìm hiểu nhé.

Giới thiệu về đặc sản Chả Huế

Chả Huế thường được dùng để làm topping trong bát bún bò mang hương vị đậm đà khiến cho thực khách nhớ mãi không quên. Chả Huế lại có độ dai, giòn vừa đủ, giữ được độ ẩm và đậm vị hơn hẳn chả lụa.

Khi nhâm nhi miếng chả, bạn sẽ cảm nhận rõ vị ngọt tự nhiên của thịt, vị thơm của tiêu và bạn sẽ chỉ muốn ăn mãi không thôi. Mỗi lần đến Huế thì nhất định chúng mình sẽ tìm mua và thưởng thức món chả Huế siêu ngon ấy. Chả Huế có rất nhiều loại với từng hương vị khác nhau: chả cua Huế, chả da Huế, chả bò Huế. Thế nên, các bạn cứ từ từ thưởng thức hết tất tần tận các món chả Huế nhá.

Người dân Huế khéo léo và tảo tần, chu đáo có thể tự mình sáng tạo và chế biến được rất nhiều loại chả khác nhau làm khách du lịch phải trầm trồ và ngưỡng mộ. Món chả Huế cũng chính là tâm huyết từ bao đời nay của cha ông xưa tại mảnh đất này với mong muốn góp phần tạo nên một nền ẩm thực xứ Huế đa dạng, đặc trưng và đầy tự hào.

Nguyên liệu của món chả này cũng vô cùng đơn giản chỉ bao gồm thịt heo nạc và một chút thịt mỡ thái nhỏ và xay nhuyễn. Thêm gia vị phù hợp với khẩu vị và sở thích tiếp tục xay cho tới khi mịn và nhuyễn vừa phải. Khi này, người làm sẽ tiến hành gói thành các gói nhỏ khoảng 2 ngón tay và bọc trong lá chuối cẩn thận và mang đi hấp chín.

 

Chả lụa Huế khiến nhiều thực khách lưu luyến

Bạn nào tín đồ món bún bò Huế hẳn đã được thưởng thức miếng chả lụa lấm tấm đen. Với sự kết hợp của nhiều gia vị, chả Huế trở thành nét sáng tạo mang hương vị độc đáo. Chính sự biến tấu ấy khiến nhiều người say mê và không ngừng nhớ về dư vị.

Hương đậm đà đặc trưng: Khác với giò lụa ngoài Bắc, nguyên liệu làm món ăn này bao gồm tiêu, tỏi, hành tím,… Vị cay nhẹ, thơm nức mũi, hòa quyện cùng cái ngọt mềm của thịt nạc,… Kết cấu chắc chắn càng làm tăng thêm sự hứng thú thưởng thức.

Vị giòn dai thuận miệng: Ngay từ miếng đầu tiên, ta sẽ cảm nhận được sự mềm, mọng của giò lụa Huế. Mỗi lát cắt đều dai dai, giòn sật,… mang đầy đủ các nguyên liệu cấu thành khác. Dù được làm từ nhiều gia vị nhưng mọi thứ đều rất hòa hợp. Thêm vào đó là cách gói truyền thống. Thật may vì đã lưu truyền đến ngày nay, khiến món thấm đượm hương lá chuối.

Chứa nhiều dinh dưỡng: Tương tự với giò lụa thông thường, trung bình 100gr chả Huế cung cấp khoảng 250 Calo. Nếu chỉ sử dụng món này cho bữa chính, ta sẽ đủ năng lượng hoạt động. Tuy nhiên lại thiếu chất xơ vì giò giàu đạm, chất béo,… Ngoài ra còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác hữu ích đối với sức khỏe. Hãy cân đối với thực đơn mỗi ngày và tập luyện nếu muốn ăn mà không tăng cân.

Nguyên liệu làm chả Huế

  • Thịt heo xay. Mua thịt lợn: Để tỷ lệ phù hợp, nên mua riêng phần thăn heo và mỡ. Thịt thăn sẽ cho ra kết cấu bền chắc và ngọt hơn, sau đó là nạc vai. Quan trọng nhất là phải mua được thịt tươi, không có mùi hôi lạ hay bị chảy nhớt. Thịt có màu hồng tươi và độ đàn hồi nhất định khi ấn tay là đạt yêu cầu.
  • Mỡ heo (chỉ mỡ, không bì)
  • Hành tím, tỏi, tiêu đen
  • Bột năng (hoặc bột bắp), bột nở
  • Lá chuối tươi: Dùng để gói bánh.

Hướng dẫn cách làm chả lụa Huế

Bước 1: Sơ chế lá chuối

Không nên để lá tươi nguyên vì gói rất dễ bị rách. Bạn hơ qua lửa để lá được mềm hơn mà vẫn giữ được màu. Tuy nhiên, cách này hơi mất công và tốn thời gian. Để đẩy nhanh tiến độ thì nên để lá chuối vào ngăn đá. Khi nào cần dùng hãy lấy ra và rã đông, lá mềm hơn mới có thể sử dụng như thường.

Bước 2: Sơ chế thịt heo

Cho thịt đã xay sẵn vào ngăn đá khoảng 45-60″.

Pha bột năng, bột nở với nước lạnh, tạo hỗn hợp loãng.

Bước 3: Mix nguyên liệu

Cho hỗn hợp vào máy xay, cứ 15-20s lại dừng 1 lần và thêm nước lạnh vào. Lặp lại liên tục các bước tới khi hỗn hợp mịn, nhuyễn và có độ dẻo.

Đặc biệt cho nhiều tiêu, tỏi (theo đúng sở thích).

Bước 4: Gói chả

Lá chuối đem rửa sạch và chần với nước sôi cho mềm, sau đó lau khô. Hoặc để ráo nước tự nhiên.

Trải lá ra mặt phẳng, lấy giò sống cho vào giữa. Gập 2 mép lại và gói thành dạng dẹp.

Gói thêm 1 chiếc tương tự. Sau đó ghép 2 chiếc lại với nhau, dùng lạt buộc chặt 2 đầu, tạo thành 1 cặp.

Lưu ý không gói quá chắc tay, bột trong sẽ bị nở và bục, ảnh hưởng đến thành phẩm.

Bước 5: Hấp chín

Dùng nồi hấp cách thủy, đun nước sôi sau đó xếp lần lượt các thanh giò lên trên.

Tùy kích thước mà hấp trong khoảng 15-20″ mỗi mẻ. Ăn nóng sẽ ngon, ngọt hơn. Để nguội trong nhiệt độ phòng.

Bước 6: Thành phẩm

Chả được luộc chín, khi bóc ra tỏa hương thơm lừng. Kích thước mỗi chiếc khoảng 15cm, độ rộng bằng 2 ngón tay là vừa đủ. Khi gập cong miếng chả không hề bị đứt hay bục nước. Kết cấu dai, giòn vừa phải, không quá cứng (do nhiều bột năng), hay quá mềm (nhiều thịt).

Hướng dẫn bảo quản chả Huế

Chả lụa Huế hấp chín để ráo là có thể dùng được ngay. Ăn khi chả lụa còn nóng rất thơm và ngon. Cắt thành từng miếng vừa ăn cho mỗi bữa và thưởng thức. Với cách làm chả lụa Huế tại nhà đơn giản này, chả lụa thơm thơm, có độ giòn và dai vô cùng hấp dẫn.

Sau khi hấp chả chín, bạn để chả nguội hẳn rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Theo cách này, bạn có thể bảo quản chả lụa được trong vòng 5 – 7 ngày. Bạn cần lau dao thật khô khi cắt chả lụa. Vì nước sẽ làm chả lụa nhanh hỏng và mất đi hương vị thơm ngon. Với phần chả lụa đã cắt ra để sử dụng nhưng vẫn còn thừa, bạn cũng có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, đối với loại chả này, bạn không nên để quá 8 tiếng.

Để bảo quản chả Huế trong ngăn mát, đầu tiên bạn cần phải bọc thật kín phần hở của chả. Bạn có thể thêm một màng bọc thực phẩm xung quanh toàn bộ thân của chả lụa. Cách này sẽ ngăn cản sự lây nhiễm chéo các vi sinh vật từ các loại thức ăn khác.

Nếu phương pháp bảo quản bằng ngăn mát duy trì được từ thời gian 5 – 7 ngày thì phương pháp bảo quản bằng ngăn đông, chả Huế có thể sử dụng được trong vòng 10 ngày. Thế nhưng bảo quản bằng ngăn đông, chả Huế khi sử dụng sẽ không còn giữ được hương vị của thực phẩm.

Trên đây là cách làm chả Huế siêu đơn giản đúng không nào? Review Huế chúc bạn thực hiện thành công món ăn này để chiêu đãi gia đình và bạn bè nhé.

Ảnh: Internet

5/5 - (1 bình chọn)

2 thoughts on “Hướng dẫn làm chả Huế siêu đơn giản tại nhà

  1. Rastrear Celular says:

    Keyloggers são atualmente a forma mais popular de software de rastreamento, eles são usados para obter os caracteres inseridos no teclado. Incluindo termos de pesquisa inseridos em mecanismos de pesquisa, mensagens de e – Mail enviadas e conteúdo de bate – Papo, etc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *