Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Khám phá chùa Thánh Duyên trên núi Túy Vân

Chùa Thánh Duyên lại sở hữu khung cảnh thoáng đãng, yên bình và cảnh trí tuyệt đẹp, là một trong ba ngôi quốc tự của triều Nguyễn còn tồn tại cho đến ngày nay. Chùa được công nhận là di tích Quốc gia, nằm trên núi Tuý Vân và nhìn xuống phá Tam Giang mộng ảo bên dưới. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Giới thiệu đôi nét về chùa Thánh Duyên

Được dựng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, chùa Thánh Duyên nằm trên núi Túy Vân (hay Thúy Vân sơn), ngọn núi được vua Thiệu Trị xếp hàng thứ 9 trong 20 cảnh đẹp xứ Thần Kinh, bên cạnh cửa biển Tư Dung (ngày nay là cửa biển Tư Hiền, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Núi Túy Vân mang phong cảnh hữu tình, 4 mùa đều là non xanh nước biếc cùng ngôi chùa Thánh Duyên nằm trên núi, dưới chân núi là Phá Tam Giang rộng mênh mông thơ mộng. Dạo bước lên trên chùa Thánh Duyên, bạn có thể cảm nhận được một không khí thiền định, an yên khác biệt giữa khung cảnh sông nước, bên tai chỉ còn tiếng lá rừng xào xạc văng vẳng xen với tiếng rì rầm của sóng nước khiến bạn như trút bỏ được mọi muộn phiền.

Quốc tự Thánh Duyên trên Thúy Vân sơn là một dấu ấn đậm nét của quá trính mở mang bờ cõi của ông cha xưa. Túy Vân phong cảnh hữu tình, bốn mùa non xanh nước biếc, trên núi có chùa Thánh Duyên được phong vào hàng quốc tự, dưới chân núi có phá Tam Giang trời nước bao la thơ mộng, xứng đáng là một trong những thắng cảnh bậc nhất của xứ Thần Kinh.

Ngày nay, đến với thắng cảnh chùa Thánh Duyên trên núi Túy Vân, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh Phật an nhiên để tĩnh tâm, gột rửa mọi muộn phiền, mà còn có cơ hội được khám phá vẻ đẹp bình dị mà nên thơ của những xóm chài ven phá Tam Giang, vùng đầm phá rộng lớn và kì bí nhất Đông Nam Á.

Dạo bước lên núi tham quan chốn cửa thiền, giữa cảnh bình yên non nước, khi bên tai chỉ còn lại tiếng lá rừng xào xạc xen lẫn trong tiếng rì rầm của sóng nước và tiếng kinh cầu man mác giữa buổi trưa hè, lòng người viễn khách bỗng trở nên thư thái lạ thường và bao nhiêu muộn phiền cũng dường như tan biến hết.

Lịch sử hình thành

Theo “Đại Nam nhất thống chí”, vào năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần tuần du qua phá Tam Giang và phát hiện ra một thảo am nhỏ. Chúa đã cho dựng một ngôi chùa nhỏ trên nền thảo am xưa để làm nơi cầu phúc cho muôn dân. Trải qua bao năm binh hỏa, chùa bị bỏ hoang, đến năm Minh Mạng thứ 6 tức là năm 1825 vua qua đây và cho xây dựng lại chùa. Nhưng phải đến năm 1836, vua mới cho xây dựng chùa một cách hoàn chỉnh và ban sắc phong lên hàng quốc tự.

Chùa gồm 1 chùa, 1 gác và 1 tháp. Chùa gọi là Thánh Duyên, gác gọi là Đại Từ, tháp gọi là Điều Ngự. Nhà vua cũng ban 2 câu đối về tên của chùa như sau: “Thánh tức thị Phật, Phật tức thị thánh, hữu thị Thánh, phương khai Phật pháp chi sùng thâm – Duyên bổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên, nãi khuyếch thiện nhân chi quảng bị”; dịch nghĩa là: “Thánh tức là phật, Phật tức là thánh, bởi có thánh hiền mới khai tỏ Phật pháp thâm sâu – Duyên gốc tại nhân, nhân gốc tạ duyên, hễ có nhân đức mới mở rộng thiện duyên khắp nẻo”.

Là thắng cảnh nổi tiếng của kinh đô Huế nên trước đây núi Túy Vân và chùa Thánh Duyên thường là nơi lui tới của các bậc tao nhân mặc khách. Đặc biệt, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức cũng từng nhiều lần ghé thăm và để lại nhiều áng văn thơ tuyệt tác ca ngợi cảnh đẹp nơi này. Điển hình như bài thơ “Vân Sơn thắng tích” của vua Thiệu Trị và 4 bài thơ ca ngợi cảnh đẹp chùa Thánh Duyên, gác Đại Từ, tháp Điều Ngự, núi Tuý Vân của vua Minh Mạng. Các bài thơ này đều được khắc trên bia đá và hiện vẫn còn lưu giữ ở chùa.

Kiến trúc của chùa Thánh Duyên

Chùa Thánh Duyên mang đậm phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với lối xây “trùng thiềm điệp ốc”, không nguy nga đồ sộ mà có nét nhỏ nhắn và tinh tế. Phần chánh điện được xây dựng theo phong cách nhà rường Huế truyền thống pha chút yếu tố cung đình với phần mái lợp ngói liệt, cửa sổ trang trí hình chữ “Thọ”, vây quanh là tường thành bao bọc.

Nội điện thờ Phật cùng nhiều hiền thánh thiện thần khác, gian chính giữa thờ Tam Thế Phật: Quá khứ, hiện tại và vị lai, đằng trước thấp hơn bàn thờ Phật là bàn thờ bài vị mua Minh Mạng. Hai bên là hai dãy sập để tôn trí thờ Thập Điện Minh Vương, mỗi bên gần sát vách thờ năm tượng và vào phía trong thờ hai dãy tượng, mỗi bên chín tượng.

Đằng sau chánh điện của chùa là một khu vườn lớn, lưng chừng núi chính là gác Đại Từ, gian giữa thờ Phật, gian bên phải thờ Đức Quan Âm và gian bên trái thờ Bồ Tát Đại Thế Chí. Đằng sau cùng, nằm trên đỉnh núi có tháp Điều Ngự 3 tầng cao chừng 13m. Từ trên tầng cao nhất của tháp du khách có thể phóng tầm mắt ra xa và chiêm ngưỡng khung cảnh non nước hữu tình xung quanh, có đầm phá mênh mông bát ngát cùng ngọn núi xanh mờ ảo giữa làn sương.

Hướng dẫn di chuyển cụ thể

Núi Túy Vân nằm bên bờ phá Tam Giang, trước thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên; nay là xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Huế. Từ trung tâm thành phố du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy đến đây theo 2 cung đường khác nhau.

– Tuyến thứ nhất: Dài khoảng hơn 50 cây số, từ Huế về Thuận An sau đó đi theo đường ven biển tới núi.

– Tuyến thứ hai: Dài khoảng hơn 60 cây số, du khách đi theo đường Quốc lộ 1A, đến đầu phía Bắc hầm đường bộ Phước Tượng rồi rẽ trái theo Quốc lộ 49B đi chừng hơn 10 cây số nữa.

Sau khi qua khỏi cầu Tư Hiền thì bạn tiếp tục xem bản đồ hoặc hỏi đường người dân đi thêm chừng 3 cây số nữa thì đến núi Túy Vân. Từ dưới chân núi nhìn lên trên chúng ta cũng có thể thấy được dãy bậc đá phủ mờ rêu xanh, ở trên cao thấp thoáng là cổng tam quan của chùa Thánh Duyên nằm ẩn giữa bóng lá rừng xanh biếc sáng ánh vàng.

Chùa Thánh Duyên chắc chắn là một nơi thích hợp cho những ai muốn tìm lại sự thanh tịnh cho tâm hồn. Hi vọng với những chia sẻ mà Review Huế chia sẻ, bạn có thể “bỏ túi” thêm cho mình địa điểm an yên trong chuyến hành trình của mình.

Ảnh: Internet

Đánh giá bài viết

3 thoughts on “Khám phá chùa Thánh Duyên trên núi Túy Vân

  1. Suivre Téléphone says:

    Les enregistreurs de frappe sont actuellement le moyen le plus populaire de suivi des logiciels, ils sont utilisés pour saisir les caractères au clavier. Y compris les termes de recherche saisis dans les moteurs de recherche, les e – Mails envoyés et le contenu du chat, etc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *