Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Khám phá chùa Thiên Mụ: ngôi cổ tự lâu đời nhất Cố đô

Chùa Thiên Mụ được xem là biểu tượng của tôn giáo, tâm linh. Ngôi chùa có khung cảnh nên thơ, non nước hữu tình nên thu hút rất nhiều du khách. Sau khi tham quan chùa, bạn sẽ tha hồ bỏ túi những bức hình “ao tung chảo”. Cùng Check in Huế khám phá ngôi cổ tự này nhé.

Chùa Thiên Mụ gắn liền với nhiều truyền thuyết 

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế. Chùa tọa lạc tại đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Kim Long, thành phố Huế. Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.

Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn. Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, hướng mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ).

Không thiếu những góc view thần thánh tại ngôi chùa để du khách thỏa sức sống ảo
Không thiếu những góc view thần thánh để du khách thỏa sức sống ảo

Đến năm 1665, chúa Nguyễn Tần xin trùng tu chùa và đúc một quả chuông đồng nặng 3285 kg. Sau đó đến năm 1714, Nguyễn Phúc Chu cho xây tiếp những công trình khác bên trong quần thể ngôi chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây dựng tháp Từ Nhãn bằng gạch, mỗi lầu thờ một tượng phật. Sau đổi thành tháp Phước Duyên. Đến đầu thế kỷ 20 chùa bị trận bão năm 1906 đánh và bị hư hại nặng. Sau nhiều lần trùng tu mới được như bây giờ.

Những bối cảnh check in đẹp tại chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ không chỉ là chốn đến an nhiên dành cho du khách mà còn là thắng cảnh đáng ghé thăm của mảnh đất Cố đô. Với danh xưng “Đệ Nhất Cổ Tự”, bạn nên đến tham quan và khám phá những nét kiến trúc ấn tượng và không quên chụp hình lưu giữ kỷ niệm nhé.

Tháp Phước Duyên

Điểm gây ấn tượng với du khách ngay khi đặt chân đến chùa chính là tháp Phước Duyên. Ban đầu, tháp có tên gọi là Từ Nhân Tháp. Sau đó, đổi thành tên như hiện tại. Tháp được xây dựng vào năm 1844. Đây là kiến trúc độc đáo tại chùa Thiên Mụ có hình bát giáo cao 7 tầng, phía dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ tượng Phật khác nhau.

Ngọn tháp cao vút với kiến trúc cổ kính không chỉ là điểm chiêm bái linh thiêng mà còn là điểm check in tuyệt đẹp được rất nhiều du khách lựa chọn.
Ngọn tháp cao vút với kiến trúc cổ kính không chỉ là điểm chiêm bái linh thiêng mà còn là điểm check in tuyệt đẹp được rất nhiều du khách lựa chọn

Điện Đại Hùng

Đây là ngôi nhà chánh điện của chùa Thiên Mụ. Nơi đây thờ phật Di Lạc có đôi tai to và chiếc bụng bự. Người dân truyền tai nhau rằng, đôi tay ấy như để lắng nghe những nỗi khổ cực của người dân và khoan dung cho những ai phạm lỗi lầm. Điện Đài Hùng còn lưu giữ bức đại tự, có từ năm 1974 và một chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng. Phía sâu bên trong là đền thờ Tam Thế Phật, Văn Phú Bồ Tát và Phố Hiến.

Điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm

Điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm tọa lạc ở phía cuối chùa Thiên Mụ. Bạn sẽ ấn tượng trước hai điện này. Điện Địa Tang được xây dựng trên nền điện Di lạc được chạm trổ nhiều hình ảnh với kiến trúc độc đáo. Điện Quan Thế Âm có vị trí ở giữa rừng cây, tuy không được chạm trổ hoa văn nhiều nhưng vẫn toát lên vẻ trang nghiêm. Bên trong chính điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen, phía trên là bức hoàng phi Quán Âm Điện.

Cổng Tam Quan

Đây là cánh cổng chính mà bất cứ ai khi muốn vào chùa đều đi qua. Cổng có cấu trúc 2 tầng, 8 mái và có 3 lối đi tượng trưng cho: Nhân – Quỷ – Thần. Ở hai bên là bức tượng thần hộ pháp mang ý nghĩa trấn an, giữ cho ngôi chùa luôn được bình yên. Ở tầng 2 có thờ Phật, trên đỉnh mái được chạm khắc tinh xảo, mang đẹp thời xưa nên rất cổ kính, linh thiêng.

 

Để có những bức hình đẹp nhất, bạn có thể mặc áo dài khi tham quan chùa Thiên Mụ
Để có những bức hình đẹp nhất, bạn có thể mặc áo dài khi tham quan chùa Thiên Mụ

Mộ tháp

Chùa Thiên Mụ còn có khu mộ tháp của hòa thượng Thích Đôn Hậu nằm cuối khuôn viên chùa. Công trình được xây dựng trên nền thờ của vị sư chủ trì nổi tiếng. Ngoài ra, ở đây còn có một ngôi tháp cao 7 tầng nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên, xung quanh là vườn thông xanh ngát.

Đừng quên sạc đầy pin cho điện thoại để tha hồ chụp ảnh nhé
Đừng quên sạc đầy pin cho điện thoại để tha hồ chụp ảnh nhé

Thời gian, trang phục phù hợp để tham quan chùa Thiên Mụ

Bạn đừng quên lưu lại các kinh nghiệm sau đây của Review Huế vào cẩm nang du lịch Huế để có hành trình tham quan chùa Thiên Mụ hoàn hảo nhất nhé:

  • Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa Thiên Mụ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Thời tiết ở Huế lúc này mát mẻ và vô cùng dễ chịu, thích hợp để du khách tham quan và vãn cảnh chùa.
  • Khi đến tham quan chốn linh thiêng như đền chùa, bạn nên chú ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Bạn cũng có thể mặc áo dài hoặc cổ phục để cho ra đời những tấm hình “chất” nhé.
  • Không nói to, gây ồn ào hay nói tục chửi bậy trong khuôn viên chùa để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh.

Ăn đậu hủ dưới chân chùa Thiên Mụ

Dưới chân chùa Thiên Mụ, những gánh đậu hũ bình dị lại trở nên vô cùng độc đáo. Đến chùa Thiên Mụ những buổi chiều tà, các bạn sẽ thấy không có gì thi vị hơn khi vừa thưởng thức đậu hũ vừa ngắm hoàng hôn thơ mộng trên sông Hương, non xanh nước biếc. Những gánh hàng của các o ở Huế vẫn giữ nguyên hương vị, đây cũng là lí do mà du khách yêu thích món đậu hũ Huế. Chỉ với 10 nghìn đồng là đã có cả bầu trời tuổi thơ ùa về.

Rất nhiều các bạn trẻ đến đây thưởng thức đậu hủ
Rất nhiều các bạn trẻ đến đây thưởng thức đậu hủ

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây, nên chỉ mất khoảng 10 phút di chuyển là tới nơi. Bạn có thể lựa chọn phương tiện ô tô, xe máy hoặc xích lô để di chuyển và đường đi cũng khá dễ dàng. Từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu, đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến bạn rẽ phải vào đường Kim Long, tiếp tục đi thêm 2 km nữa là tới chùa Thiên Mụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *