Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Khám phá Điện Hòn Chén và lễ hội văn hóa dân gian độc đáo

Điện Hòn Chén là chốn linh thiêng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, là biểu tượng cho văn hóa xứ Huế. Đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian một cách hài hòa, đặc sắc. Nếu đến đây vào mùa lễ hội, bạn sẽ được chứng kiến nhiều màu sắc vô cùng sặc sỡ, những nét văn hóa mà chỉ riêng Huế mộng mơ mới có. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Giới thiệu về điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích tôn giáo mà còn là một di tích kiến trúc phong cảnh khi được lồng vào trong khung cảnh hữu tình của xứ Huế. Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản in bóng xuống dòng sông Hương thơ mộng. Xung quanh bao phủ bởi dòng sông Hương nên núi Ngọc Trản có vẻ biệt lập hơn khi nằm ở chỗ sâu nhất của sông Hương. Từ đó, cả dãy núi cũng như bị dồn ép tất cả nguồn sinh lực ở đây, vì thế người dân mới xây dựng điện thờ bên vách núi.

Điện Hòn Chén từ xưa thờ nữ thần PoNagar của người Chăm – người con mà Ngọc hoàng Thượng đế sai xuống trần gian. Bà tạo ra Trái Đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Lúa gạo trổ bông, bà làm lúa chín tỏa hương ngọt ngào, cổ vũ dân trồng cây bồ đề. Về tín ngưỡng thì điện Hòn Chén thờ không theo nguyên tắc, bố cục mà phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau. Bên cạnh thờ nữ thần, người dân còn thờ Liễu Hạnh Công Chúa, tức là Vân Hương Thánh Mẫu, thờ Phật, thờ Thánh Quan Công và hơn 100 vị thần thánh khác thuộc vào hàng là đồ đệ của các thánh thần nói trên.

Kiến trúc của Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén chia làm 10 công trình kiến trúc khác nhau. Trong đó nổi bật nhất là Minh Kính Đài. Khu vực này nằm ngay chính giữa, bên trái có dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am và ông Hổ. Bên phải có chùa Thánh, trinh cát viện, nhà quan cư. Minh Kính Đài là nơi diễn ra các hoạt động tế lễ, hành hương nhiều nhất được tổ chức vào khoảng tháng 3 và tháng 7 âm lịch.

Minh Kính Đài được chia làm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp gồm có Đệ Nhất cung, đệ nhị cung và đệ tam cung. Trong đó lần lượt là khu thờ, khu để đồ cúng bái và khu để dâng hương. Kiến trúc của Minh Kính Đài cũng rất đặc biệt với nghệ thuật khảm sành sứ đỉnh cao, trong đó đặc trưng là biểu tượng con phụng hội tụ về.

Đến đây, bạn sẽ không chỉ thấy được những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian như điện Minh Kính Đài, dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am Ngoại Cảnh và động thờ ông Hổ. Ngoài ra, còn có Quan Cư, chùa Thánh, Trinh Cát Viện và am Thủy Phủ ngay bên cạnh dòng sông Hương. Đặc biệt hơn là cho đến ngày nay điện Hòn Chén vẫn còn lưu giữ hơn 600 món đồ tế thuộc 284 chủng loại khác nhau có giá trị lịch sử vô cùng quý giá.

Giai thoại gắn liền với cái tên Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén hay điện Hoàn Chén đều gắn liền với giai thoại nổi bật nhất. Trong một lần vua Minh Mạng đi thuyền trên sông Hương thì có đánh rơi một chén ngọc quý. Tưởng chừng sẽ không thể lấy lại được thì một con rùa đã nổi lên, miệng ngậm chén ngọc trả lại cho vua.

Bên cạnh đó, có một thời gian điện thờ cũng được đổi tên thành Huệ Nam Điện (mang lại ân huệ cho vua nước Nam) dưới thời vua Đồng Khánh. Vì thể, bên cạnh cái tên điện Hòn Chén thì còn có tên gọi Huệ Nam Điện.

Các lễ hội ở Điện Hòn Chén 

Lễ hội Điện Hòn Chén thường diễn ra vào thời điểm tháng 3 và tháng 7 âm lịch. Đây là thời gian lượng khách kéo về rất đông. Lễ hội là tập quán không chỉ thờ cúng các vị thần linh, mà còn là đời sống văn hóa – tâm linh của người dân địa phương. Bạn sẽ thấy lễ hội được chia ra làm 2 phần chính đó là lễ nghinh thần và lễ chánh tế.

Lễ Nghinh Thần 

Lễ Nghinh Thần được tổ chức nhằm rước nữ thần Thiên Y A Na từ điện Hòn Chén về đình làng Hải Cát. Vì là một lễ lớn, có ý nghĩa quan trọng nên lễ Nghinh Thần được tổ chức cực kỳ long trọng trên dòng sông Hương với nhiều chiếc thuyền rồng đủ màu sắc được chạm trổ rồng phượng uốn lượn. Xung quanh thuyền được trang trí cờ hoa đủ màu.

Dẫn đầu là chiếc thuyền có long kiệu đặt hòm sắc (vật phẩm vua ban cho Thánh Mẫu) và được nghinh bởi các trinh nữ quần áo, cờ hoa sặc sỡ. Trên đường tế rước sẽ được nghe tiếng hát ngân nga của các cô đồng, phường bát, hát văn.

Lễ Chánh Tế

Lễ chánh tế diễn ra ngay sau lễ Nghinh Thần, khi đã đón các vị thần và Thánh mẫu. Nghi lễ được tiến hành với rất nhiều hoạt động đa dạng có thể kể đến là cung nghinh Thánh mẫu, phóng sanh, thả đèn hoa đăng, tế làng Hải Cát,… Tất cả các lễ nghi truyền thống đều mang đậm nét văn hóa dân gian bản địa được du khách rất yêu thích hưởng ứng.

Hướng dẫn đường đi 

Review Huế hướng dẫn bạn cách di chuyển như sau: Xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, bạn hãy di chuyển theo hướng đường Bùi Thị Xuân, rẽ sang đường Huyền Trân Công Chúa. Sau đó, bạn đi đến bến Than rồi tiếp tục đi đò ở Sông Hương để đến chân núi, sau đó tiếp tục tản bộ đến điện Hòn Chén.

Điện Hòn Chén không chỉ là nơi có kiến trúc độc đáo mà còn là chốn linh thiêng cầu được ước thấy của rất nhiều người mê tín ngưỡng. Đến đây bạn sẽ được lắng nghe những giai thoại cổ, khám phá những nét độc đáo trong văn hóa, tôn giáo, con người cố đô. Chúc bạn có thêm nhiều kỉ niệm với mảnh đất hồn hậu này nhé!

Ảnh: Internet

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *