Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Khám phá Phu Văn Lâu: công trình xuất hiện trên tờ 50,000 đồng

Phu Văn Lâu là một trong những biểu tượng nổi tiếng của Huế được đưa vào hình ảnh trên tờ tiền Việt Nam. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Giới thiệu về Phu Văn Lâu

Phu Văn Lâu ở phía trước Kỳ đài và phía sau Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu tuy là một công trình kiến trúc nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử lẫn văn hóa.Phu Văn Lâu là tòa lầu nằm ngay trên trục chính của Hoàng Thành Huế, bên ngoài mặt tiền của Kinh thành Phú Xuân, tức phường Phú Hòa – thành phố Huế hiện nay. Từ Kỳ Đài hướng ra sông Hương bạn có thể quan sát thấy 2 công trình kiến trúc điểm tô cho diện mạo của kinh thành, 1 trong 2 chính là Phu Văn Lâu (phu: trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu) – lầu trưng bày văn thư của triều đình.

Phu Văn Lâu (hay còn được gọi là lầu Phu Văn), nếu giải nghĩa từng từ thì “Phu” tức là trưng bày, “Văn” là văn thư, “Lâu” là lầu cao, tựu chung là “nơi thông cáo, trưng bày văn thư của triều đình nhà Nguyễn”. Ngoài đóng vai trò là nơi để niêm yết, công bố chiếu thư của vua chúa thời Nguyễn thì nó còn là lầu danh dự của giới nho sinh, địa điểm xướng danh và dán tên của các vị thi đậu tiến sĩ ngày xưa.

Có một đoạn thơ về Phu Văn Lâu vô cùng nổi tiếng mà chắc ai cũng đã từng nghe qua:

“Chiều chiều trước bến Văn Lâu,

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm?

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông?

Thuyền ai thấp thoáng bên sông,

Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!”

Câu hò thể hiện sự day dứt nuối tiếc này gợi nhớ về sự kiện vua Duy Tân khởi nghĩa không thành, phải ly hương đi đày. Nhưng trước đó trong những năm tháng hoàng kim của triều Nguyễn, bến Văn Lâu đã từng chứng kiến những ngày tháng rộn ràng, vinh hiển nhất.

Phu Văn Lâu và câu chuyện 300 năm lịch sử

Hồi những năm đầu thời Gia Long, triều đình đã cho xây dựng một đình nhỏ để làm nơi công bố kết quả bảng vàng các cuộc thi Hội, thi Đình, dân gian gọi là Bảng Đình.

Đến thời Minh Mạng trở về sau, năm 1819 nhà vua đã chính thức coi đây trở thành nơi công bố những chiếu thư quan trọng và sửa sang Bảng Đình trở thành Phu Văn Lâu khang trang hơn.  Phu Văn Lâu tuy trải qua nhiều lần tu bổ nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Vào các dịp quan trọng như dịp tứ tuần, ngũ tuần của nhà vua, nhiều cuộc vui khác cũng được tổ chức linh đình tại đây. Về sau các vua Tự Đức, Thiệu Trị cũng duy trì lệ ấy nhân những dịp khánh thọ của mình. Vua Thiệu Trị còn xem Phu Văn Lâu bên dòng sông Hương là một trong 20 cảnh đẹp ở kinh thành Huế.

Khám phá Phu Văn Lâu

Check in ở Phu Văn Lâu

Tìm hiểu kiến trúc Phu Văn Lâu 

Là một điểm đến không thể bỏ qua trong bản đồ du lịch Huế, Phu Văn Lâu còn gây ấn tượng với du khách bởi không gian kiến trúc đặc trưng mang đậm cốt cách của triều Nguyễn. Phu Văn Lâu được xây dựng với tất cả khung cột bằng gỗ lim quý hiếm, với 2 tầng mái lợp ngói hoàng lưu ly.

Sử sách lưu truyền rằng, sau khi đã được tuyên đọc ở điện Thái Hòa hoặc cửa Ngọ Môn, quan lại sẽ đặt chiếu thư lên một long đình có lọng che để quân lính mang ra niêm yết tại Lầu. Các quan trong tỉnh và hàng bô lão sẽ cung kính đến lạy chiếu thư.

Ở tầng phía trên, cả 4 mặt lầu đều dựng ván gỗ, mặt trước trổ cửa sổ vuông, 2 mặt bên trổ cửa sổ trong tượng trưng cho khái niệm âm dương. Chạy quanh bên ngoài là hệ thống lan can bằng gỗ rất trau chuốt. Ngoài ra, ở phía sân trước của Phu Văn Lâu còn được triều đình bố trí 2 khẩu thần công bằng đồng cỡ nhỏ tọa 2 bên lâu hướng về chính giữa.

Phu Văn Lâu được xây toàn bộ là khung cột bằng gỗ lim quý hiếm, có 2 tầng mái lợp ngói hoàng lưu ly. Trong đó tầng trệt có lan can cao 65m, được quét lớp vôi vàng nhạt. Trừ những thời điểm được dùng để niêm yết chiếu thư, dụ chỉ và kết quả khoa bảng thì bình thường không gian đều được để trống hoàn toàn.

Từ năm 1821 sau khi truyền lô, danh sách các khoa danh tiến sĩ cũng được niêm yết tại đây. Để tỏ lòng tôn kính triều đình, ngoài lề đường còn có dựng bia đá ghi dòng chữ: “Khuynh cái hạ mã”, ngụ ý nhắc nhở những ai đi ngang Phu Văn Lâu phải “nghiêng nón xuống ngựa”.

Hướng dẫn di chuyển đến Phu Văn Lâu

Từ đường Lê Lợi bạn di chuyển lên cầu Trường Tiền và rẽ phải qua đường Trần Hưng Đạo. Đến ngã ba với cầu Phú Xuân chúng ta tiếp tục đi thẳng sang đường Lê Duẩn, nhìn sang tay phải bạn sẽ thấy Phu Văn Lâu nằm đối diện Nghinh Lương Đình.

Địa điểm check in gần Phu Văn Lâu

Kỳ Đài Huế

Kỳ đài hay “Cột cờ Phu Văn Lâu” được xây dựng cùng thời điểm xây Kinh thành vào năm 1807 và là nơi đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Có rất nhiều du khách ghé thăm nơi đây để chụp ảnh kỷ niệm.

Cầu Trường Tiền

Biểu tượng của mảnh đất cố đô và là cây cầu mang tính lịch sử, nơi du khách khám phá Huế thường tìm tới để chiêm ngưỡng. Đồng thời cầu Trường Tiền cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao bài thơ hay ca khúc, những buổi lễ trọng đại và sự kiện văn hóa, trình diễn thời trang… cũng hay được tổ chức bên cầu Trường Tiền và dòng sông Hương.

Nghinh Lương Đình

Di tích Nghinh Lương Đình (hay còn gọi là Nghênh Lương Đình) tiền thân là công trình Lương Tạ nằm trong hành cung Hương Giang. Kiến trúc đình này được xây dựng theo dạng 1 gian 4 chái, mặt trước và sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra, phần khung gỗ bên trên trạm trổ khá chi tiết. Mái nhà chính của Nghinh Lương Đình được lợp ngói ống lưu ly vàng, 2 nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng. Ngày xưa khu vực này cũng dùng để tiếp đón các vị vua nhà Nguyễn tới hóng mát và lên thuyền dạo quanh sông Hương vãn cảnh.

Trên đây là những chia sẻ của Review Huế về công trình Phu Văn Lâu. Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua công trình kiến trúc ý nghĩa độc đáo này nhé. Review Huế chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời và thú vị nhé.

Ảnh: Internet

Đánh giá bài viết

One thought on “Khám phá Phu Văn Lâu: công trình xuất hiện trên tờ 50,000 đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *