Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Mứt gừng Huế: món ăn truyền thống đặc sắc ngày Tết

Củ gừng thì nơi nào cũng có và cách làm mứt gừng cũng không hề khó nhưng mứt gừng Huế mới nổi tiếng và được biết đến là sản phẩm thượng hạng, được ưa chuộng trên thị trường. Cùng Check in Huế tìm hiểu về loại mứt truyền thông này nhé.

Mứt gừng Huế – món ăn không thể thiếu ngày Tết

Có điều gì đặc biệt giúp mứt gừng Huế nổi tiếng xưa nay. Mứt gừng Huế thơm nồng và cay hơn mứt gừng các địa phương khác. Điều này là nhờ mứt gừng Huế được làm từ củ gừng Tuần – được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần, nơi hai nhánh Tả và Hữu của sông Hương gặp nhau. Nơi đây cho ra đời những củ gừng nhỏ nhắn có hương vị đậm đà, thơm ngon.

Mứt gừng không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe
Mứt gừng không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe

Mứt gừng Huế có vị ngọt dịu, kèm theo đó là vị the cay nhẹ, thơm nồng của gừng tươi. Mỗi khi ăn lại cảm nhận được vị ngon độc đáo mà không món mứt nào có được. Vị cay nhẹ tự nhiên, hơi nồng, ngọt thanh vương vấn nơi cuống họng. Người ta thường thưởng thức mứt cùng trà nóng để vị cay cay, ngọt ngọt của miếng mứt hòa quyện với vị chát của trà, tạo nên dư vị khó quên.

Ăn mứt gừng uống nước trà là truyền thống không thể thiếu ngày Tết
Ăn mứt gừng uống nước trà là truyền thống không thể thiếu ngày Tết

Mứt gừng là loại mứt bánh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm mứt tết của mỗi gia đình Việt, góp phần làm nên hương vị ngày Tết cổ truyền.

Không chỉ dừng lại ở một món ăn, mứt gừng còn giúp chúng ta tìm được cảm giác ấm cúng trong gia đình, hiện diện như một nét văn hóa ngày Tết của người dân Việt. Trong những ngày xuân se se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khoảnh khắc quây quần bên gia đình nhâm nhi miếng mứt gừng cay cay, hàn huyên những câu chuyện ngày đầu năm.

Mứt gừng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết
Mứt gừng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng Huế

  • 2 kg gừng tươi
  • 800 gram đường kính trắng
  • 2 thìa canh muối
  • 2 ống vani

Các bước làm mứt gừng Huế

Bước 1: Sơ chế gừng

  • Ngâm gừng trong nước khoảng 20 phút để đất mềm ra sau đó rửa lại cho sạch lớp đất còn bám trên vỏ. Lấy dao nhỏ cạo sạch lớp vỏ bên ngoài của gừng rồi cắt thành từng lát gừng thật mỏng.
  • Pha sẵn một chậu nước với 2 thìa muối đã chuẩn bị, cắt gừng tới đâu ngâm vào chậu nước muối tới đó. Ngâm tiếp trong khoảng 15 phút rồi vớt để cho ráo nước.
Nên chọn gừng non hoặc gừng bánh tẻ để thành phẩm đỡ bị xơ và đỡ cay hơn khi dùng gừng già
Nên chọn gừng non hoặc gừng bánh tẻ để thành phẩm đỡ bị xơ và đỡ cay hơn khi dùng gừng già

Bước 2: Luộc gừng đã sơ chế

  • Chuẩn bị một chiếc nồi lớn, xếp gừng vào rồi đổ nước ngập mặt gừng, cho nồi lên bếp đun sôi gừng trong khoảng từ 2 – 3 phút.
  • Bạn chắt bỏ phần nước luộc gừng đi rồi đổ nước mới vào luộc thêm 1 lần nữa. Luộc sôi 2 lần như thế này sẽ giúp gừng ra bớt vị cay nồng vốn có và thơm ngon hơn.
  • Ở lần luộc thứ 2, khi nước sôi thì vắt vào nồi 1 quả chanh để gừng có được màu trắng bắt mắt.

Bước 3: Ướp đường cho gừng

  • Vớt gừng ra khỏi nồi và dùng nước lạnh rửa sạch khoảng 2 – 3 lần cho hết vị chua của chanh. Tiếp theo, ướp gừng với đường theo tỉ lệ 2:1 (sau khi sơ chế 2kg gừng tươi thì mình thu được khoảng 1,6kg gừng nên sẽ dùng 800 gram đường).
  • Trộn đều hỗn hợp lên và để trong vòng từ 2 – 3 tiếng cho đường tan hoàn toàn. Đường phải tan hẳn thì gừng mới thấm đều đường và thơm ngon hơn.

Bước 4: Sên gừng

  • Dùng một chiếc chảo to, bắc lên bếp cho chảo khô và nóng già rồi trút gừng đã được ướp đường vào, để lửa về đun.
  • Thường xuyên đảo đều gừng để gừng không bị cháy xém và ngấm đường tốt hơn. Bạn đun tới khi nước đường trong chảo không còn nhiều và hỗn hợp có độ sệt nhật định thì có thể cho lửa nhỏ xuống. Đảo liên tục bằng đũa và cho thêm vani đã chuẩn bị vào để mứt gừng có mùi thơm.
  • Ở bước này, phải để lửa nhỏ chứ không bật lửa to vì sẽ ảnh hưởng đến độ thơm ngon của thành phẩm.
  • Khi gừng bắt đầu khô đều và đường trắng kết tinh lại tạo thành lớp áo đường bên ngoài miếng gừng thì đảo nhanh tay thêm vài lần nữa rồi tắt bếp và nhấc chảo xuống, để nguội.

Mứt gừng Huế chuẩn vị có mùi vị hấp dẫn, độ ngọt vừa phải, vị đường không lấn át hương gừng. Miếng mứt phải khô ráo, không bị ướt hoặc bị cháy xém vì điều này sẽ ảnh hưởng tới hương vị và thẩm mỹ của mứt. Sau khi làm xong, bạn để mứt gừng nguội hoàn toàn, sau đó bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp kín hoặc đựng trong túi nilon được buộc kĩ. Hạn chế để mứt tiếp xúc với không khí để không bị mốc.

Mứt gừng Huế thơm ngon, cay nồng rất phù hợp cho tiết trời se lạnh những ngày Tết
Mứt gừng Huế thơm ngon, cay nồng rất phù hợp cho tiết trời se lạnh những ngày Tết

Như vậy là chỉ với bốn bước cơ bản mà Review Huế giới thiệu, bạn đã làm được một mẻ mứt gừng Huế thơm ngon dành tặng gia đình trong dịp Tết rồi đấy. Những ngày đầu xuân se lạnh, được quây quần cùng với người thân, nhấm nhấp ít trà ngon, nhâm nhi từng miếng mứt gừng chắc hẳn là cảm giác rất ấm áp và hạnh phúc. Chúc các bạn có những ngày Tết vui vẻ và ấm áp bên gia đình nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *