Món cơm rượu nếp Huế và nền ẩm thực từ lâu đã góp phần tạo nên văn hóa Huế, thể hiện cốt cách, ứng xử và nghệ thuật sống của người dân Cố Đô. Cùng Check in Huế khám phá nhé.
Contents
Giới thiệu cơm rượu nếp Huế
Một trong những món ngon dân gian của Huế không thể không kể đến là cơm rượu nếp, được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Cơm rượu nếp là một loại đồ uống/đồ ăn có cồn không qua chưng cất, được chế biến từ gạo nếp theo cách dùng gạo nếp nấu chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu.
Cơm rượu nếp Huế phổ biến và dường như không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ, ngoài ra còn xuất hiện trên mâm cỗ đêm giao thừa, trong những ngày Tết Âm lịch. Đây là món ăn đặc sản trong dịp lễ tết của người Việt, được ông bà xưa truyền lại qua những nét đặc trưng riêng về khẩu vị của từng miền.
Đây cũng là món ăn gắn liền với tuổi thơ của bác và nhiều người Huế khác. Cơm rượu nếp Huế là nước chè có màu trắng đục, nổi lên trên ly chè mát lạnh là những miếng cơm rượu trắng mịn được cắt theo khối vuông vừa ăn. khi bỏ miếng chè vào miệng, vị thanh ngọt của đường cộng với chút nồng nồng của men rượu hòa quyện với miếng cơm rượu dẻo dẻo thơm thơm tạo nên một cảm giác khó quên.
Chế biến cơm rượu nếp Huế khá công phu, cầu kỳ.Cơm rượu nếp Huế thường được làm từ loại nếp cái hoa vàng, loại nếp này khi nấu lên dẻo và thơm, ngọt hơn các loại nếp khác. Để miếng cơm rượu mịn và quyện vào nhau sau khi ủ chín thì xôi phải được xới thật tơi để nguội, sau đó rắc men giã nhuyễn lên trên, trộn đều cho vào mâm lót sẵn tấm lá chuối xanh, đậy nắp kín để xôi lên men.
Khoảng 3 ngày sau, khi thấy xôi lên men thành tảng mịn thì đem cắt thành từng khối vuông nhỏ rồi xếp vào một lọ sạch. Tiếp đó, cho nước đường vào (nước đường được nấu theo tỷ lệ 500ml nước với 200 gram đường). khi thấy miếng cơm rượu nổi lên trên là có thể dùng được. Chè rượu nếp sẽ ngon hơn khi dùng với đá.
Theo một số chuyên gia ẩm thực Huế, cơm rượu nếp Huế không chỉ là món ăn giải nhiệt mùa hè, mang lại trải nghiệm khác lạ cho vị giác, nó còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, tốt cho tim mạch và giúp hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
Nguyên liệu làm cơm rượu nếp Huế
- 500g nếp
- 5-7g men rượu (dạng viên)
- 300g đường
Hướng dẫn thực hiện cơm rượu nếp Huế
Bước 1: Nghiền men
Trong quá trình chờ đợi cơm nguội, bạn bắt đầu đem men ra nghiền. Khi mua men ngoài chợ thì men thường có dạng viên, bạn nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn. Men rượu giã nát, lọc sach bã trấu, tạp chất. Trộn đều với 1 thìa cafe đường.
Bước 2: Sơ chế gạo nếp
Đầu tiên, bạn vo sạch gạo nếp. Tiếp đến, đem gạo nếp ngâm trong khoảng 4 – 6 tiếng trong nước lạnh. Sau đó vớt gạo nếp ra rửa sạch lại với nước lạnh, rồi đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước và bắt đầu đem đi nấu. Gạo nếp nấu chín, hơi ướt so với nấu xôi.
Bước 3: Làm cơm nếp
Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm. Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm chín cơm nếp, dưới đây là 3 cách:
- Cách 1: Sử dụng xửng hấp: Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30 phút cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.
- Cách 2: Nấu gạo nếp như nấu cơm thông thường. Bạn đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước lọc vào, nước cao hơn mặt cơm khoảng nửa đốt tay rồi bắt đầu nấu đến khi cơm chín.
- Cách 3: Nấu bằng nồi bình thường như các cụ vẫn hay nấu cơm thời xưa trên bếp củi. Cách làm tương tự như nấu trong nồi cơm điện, nhưng bạn phải chú ý về mức độ lửa và khi cơm sôi phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.
Bước 4: Trộn cơm nếp với men
Sau khi cơm nếp đã chín, bạn giàn đều ra đĩa hoặc ra khay cho cơm nguội bớt. Sau khi thấy cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn cơm với men. Cho cơm và men vào trộn đều với nhau. Bạn có thể trộn bằng muỗng hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cho đều nhất. Để nơi khô ráo 2 ngày để cơm nếp lên men.
Bước 4: Nấu nước đường
Nấu nước đường theo tỉ lệ 500ml nước với 200g đường, để nguội. Cơm nếp đã lên men đem cắt từng khối vuông nhỏ rồi xếp vào một lọ sạch. Cho nước đường đã nguội vào đậy kín. Sau khi đã cho nước đường vào cùng cơm rượu lên men thì nửa ngày sau đã có thể dùng được.
Nước rượu nếp bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tránh lên men rượu nhiều. Khi uống cho thêm đá vào cốc, ăn cả cơm rượu nếp và nước sẽ rất ngon. Rượu nếp kiểu Huế là loại thức uống giải khát thông dụng của người dân nơi đây. Viên cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ chưa quá gắt pha cùng đá sẽ xua tan đi cơn khát cực nhanh.
Cơm rượu nếp Huế càng để lâu cơm sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Vì thế nếu không muốn cơm lên men nhiều quá thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh và đợi đến ngày Tết Đoan Ngọ thì mang ra thưởng thức.
Trên đây là những chia sẻ về cách thực hiện cơm rượu nếp Huế. Review Huế chúc các bạn thành công với món rượu nếp kiểu Huế này nhé.
Ảnh: Internet
Tin khác