Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Tìm hiểu làng nghề nặn tượng ông Táo ở xứ Huế

Làng nghề nặn tượng ông Táo ở Hương Vinh, Thừa Thiên Huế đã có từ lâu và đến nay vẫn được gìn giữ, bảo tồn bởi người dân. Nếu có dịp du lịch Huế, nếu là người muốn khám phá phong tục, tập quán ắt hẳn du khách sẽ muốn ghé thăm các làng nghề truyền thống nơi đây. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Đôi nét về làng nghề nặn tượng ông Táo

Ở Cố đô Huế có ngôi làng nổi danh là làng nghề nặn tượng ông Táo, đó là làng Địa Linh ở xã Hương Vinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo người dân làng Địa Linh kể lại, vào thời Nguyễn nhà vua cho đặt tại làng một xưởng làm gạch với tên gọi “Nê ngõa tượng cục”, sau thấy chất lượng đất tốt nên vua ban cho làng tên gọi “Địa Linh”. Về sau, do thấy nguồn đất sét có chất lượng tốt và dồi dào nên người dân đã tận dụng để nặn tượng thờ ông Táo.

Cứ nhắc đến vùng đất Địa Linh là nhắc đến nghề nung đất, bao gồm cả nghề sản xuất gạch và làm tượng cúng ông Táo. Trước đây ngoài làng Địa Linh cũng có làng Sình chuyên nghề nặn tượng ông Táo bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên về sau làng Sình đã chuyển sang làm áo ông Táo, chỉ còn Địa Linh là nơi cuối cùng ở Huế giữ được nghề nặn tượng ông Táo.

Nguồn gốc tượng ông Táo dịp Tết

Theo tín ngưỡng văn hóa của người Việt, Táo Quân là vị thần có nhiệm vụ trông coi, cai quản việc bếp núc. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hằng năm, người dân sẽ làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời để bẩm báo những việc xảy ra trong năm qua. Tượng ông Công ông Táo cũ sẽ được đưa ra các miếu, gốc cây cổ thụ còn tượng mới sẽ được rước về thờ cho năm tiếp theo.

Trải qua hàng trăm năm phong tục này vẫn được nhiều người Việt gìn giữ. Vì thế, nghề nặn tượng ông Táo truyền thống ở làng Địa Linh đến nay vẫn còn duy trì và tồn tại.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, Táo Quân – vị thần trong coi bếp núc sẽ cưỡi cá chép bay về trời vào dịp 23 tháng Chạp âm lịch để báo lại mọi việc xảy ra trong trong năm qua. Để bày tỏ lòng thành, các gia đình sẽ làm một mâm cơm đạm bạc tiễn ông Táo về trời. Cùng với việc chuẩn bị mâm cơm, bàn thờ ông Công, ông Táo cũng được các gia đình lau dọn sạch sẽ, tượng ông Táo được thay mới để cầu một năm may mắn, đủ đầy.

Trải qua hàng trăm năm, tục lệ ấy vẫn được người Việt gìn giữ. Trước nhu cầu tín ngưỡng của các gia đình, ở nhiều địa phương nghề nặn tượng ông Táo theo đó mà hình thành.

Những ngày này, khi Tết ông Công ông Táo đang cận kề, nếu đến thăm làng Địa Linh chắc chắn ai ai cũng sẽ thấy những người làm nghề đúc tượng đang rất tất bật cho ra lò những sản phẩm mới để kịp đơn hàng cuối năm. Để có sản phẩm cung cấp ra thị trường đúng dịp Tết ông Táo, người dân phải chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết từ tháng 7, tháng 8 âm lịch.

Các công đoạn của nghề nặn tượng ông Táo 

Bước 1: Chuẩn bị đất sét

Để chuẩn bị nguyên liệu cho mùa làm tượng ông Táo bà Táo vào dịp Tết, từ tận tháng 7,8 âm lịch người làm tượng đã đi các vùng chọn mua đất sét vàng, có ít tạp chất về dự trữ. Công đoạn vất vả nhất trong cả quá trình làm tượng ông Táo là làm đất. Đất sét mua về phải được nhào thật nhuyễn, lọc sạch sạn mới được cho vào khuôn in.

Bước 2: In tượng theo khuôn

Để tạo hình tượng, người ta cần đưa đất sét đã được nhồi mịn nén chặt vào khuôn bằng gỗ lim. Để quá trình tạo hình tượng suôn sẻ, mang tính thẩm mỹ người đúc cần thường xuyên làm sạch các hoa văn được khắc bên trong khuôn đúc và thay khuôn mới 2 năm/lần.

Khi cho đất sét vào khuôn đúc cần phải ép thật chặt để tượng rõ nét và không bị méo. Khi lấy tượng ra khỏi khuôn cũng cần phải thật khéo léo. Sau khi tượng đã rút bớt nước thì mang ra phơi nắng một buổi rồi mới cho vào lò nung.

Bước 3: Nung tượng

Sau khi đổ tượng ra và phơi nắng cho khô, người dân sẽ đưa tượng vào lò nung. Xếp tượng vào lò nung cũng phải thực hiện đúng cách, tượng phải được xếp thành từng hàng, lớp trên lớp dưới xen kẽ, giữa các hàng cần có khoảng cách để lửa cháy đều, tránh tượng bị nổ hoặc vỡ nát trong 3 ngày nung. Người làm tượng thường phải thay phiên nhau canh lò nung để giữ lửa được cháy đều, giúp sản phẩm đẹp đồng đều và đạt chất lượng như yêu cầu.

Bước 4: Tô màu cho tượng

Có 2 loại tượng ông Táo bà Táo là tượng sơn mài và sơn vẽ. Trong đó tượng vẽ đòi hỏi người vẽ phải tỉ mỉ trong thao tác sơn màu, rắc kim tuyến cho tượng. Công đoạn này thường phải đến gần ngày 23 tháng Chạp mới được thực hiện để tượng giữ được sự bắt mắt và tươi mới. Sau khi tô màu xong thì cần phơi khô tượng một lần nữa mới hoàn thiện sản phẩm.

Tượng ông Táo không chỉ là một sản phẩm truyền thống mà còn thể hiện ước vọng đổi mới, may mắn. Đầu năm người Việt trân trọng đặt tượng ông Táo này để làm rực rỡ không gian thờ tự, bếp núc. Đây là một phong tục tốt đẹp và nên được lưu giữ và lưu truyền rộng rãi. Nghề nặn tượng ông Táo vẫn đang được người dân nơi đây lưu giữ và phát triển.

Ảnh: Internet

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *