Mỗi mùa tết Trung thu, Hà Nội có hàng chục điểm vui chơi cho thiếu nhi. Các bậc cha mẹ có thể dễ dàng lựa chọn không gian phù hợp cho con em mình. Hãy cùng Review Huế dạo quanh Hà Nội, để xem những địa điểm tổ chức Trung thu nào hấp dẫn nhất nhé.
Contents
1. Phố đèn lồng Hàng Mã
Như đúng với tên gọi của mình, phố Hàng Mã bán hầu hết tất cả các loại giấy tờ hàng mã tâm linh để cúng ông bà tổ tiên theo truyền thống của người Việt. Con phố là một phần của khu phố cổ Hà Nội. Thường ngày, con phố này cũng bình thường và không có gì nổi bật, đôi khi còn khá nhàm chán bởi những thứ đồ ít khiến người ta mê hoặc. Nhưng khoan, bạn sẽ không nhận ra con phố này nữa vào dịp rằm Trung thu đâu. Bởi cứ vào khoảng thời gian này hàng năm, trước thềm Trung thu, phố Hàng Mã sẽ được khoác lên mình tấm áo mới vô cùng tươi sáng, rộn ràng của những chiếc lồng đèn đầy màu sắc. Cái tên phố lồng đèn Hàng Mã cũng bắt đầu từ đây và là một địa điểm vui chơi Trung thu khiến nhiều người gợi nhớ về tuổi thơ.

Và khi đến với khu phố đèn lồng đủ mọi kiểu dáng của chiếc đèn lồng từ ngôi sao năm cánh quen thuộc đến những hình dáng hiện đại chắc chắn một phần kí ức về một thời thân thương sẽ tràn về cùng những cảm xúc khó tả được. Dù đến với phố Hàng Mã chỉ để ghi lại những bức hình đẹp về Trung thu hay mua tặng những đứa em, đứa con của mình một vài chiếc lồng đèn nho nhỏ hoặc đơn giản đến đây chỉ để cảm nhận không khí của mùa tết trăng rằm thì chắc chắn, bạn đã tìm đến đúng nơi. Chẳng biết do vô tình hay hữu ý mà các gian hàng bán tại phố lồng đèn lại có cách bố trí gian hàng một cách rất khéo léo, mang màu sắc riêng độc đáo.
2. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng ở Hà Nội nhất định nên ghé thăm một lần mỗi dịp Trung Thu. Nơi đây có ý nghĩa văn hóa và lịch sử to lớn, rất phù hợp với những du khách đam mê tìm hiểu, khám phá Việt Nam. Bảo tàng rộng 3,27ha, gồm nhiều công trình kiến trúc mới lạ và được ví như một bức tranh thu nhỏ về đồng bào 54 dân tộc tại Việt Nam. Cực nhiều hiện vật được trưng bày tại đây như trang sức, y phục, vũ khí, tôn giáo, nhạc cụ, tín ngưỡng… Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam gồm ba khu vực tham quan (tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời, khu trưng bày Đông Nam Á), bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi giới thiệu, tôn vinh một cách chi tiết nhất những bản sắc, phong tục, văn hóa của các dân tộc anh em trên khắp Việt Nam. Những trang phục độc đáo, nhiều màu sắc, những đồ vật không giống tí nào với những đồ vật mà các bé vẫn thấy trong nhà mình, những ngôi nhà với nhiều hình dáng khác nhau… chắc chắn sẽ khiến các bé cực kì ngạc nhiên.

Điểm đặc biệt là bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn có khu vực trưng bày ngoài trời cực kì rộng lớn và nhiều cây xanh…Khu trưng bày ngoài trời – Vườn Kiến trúc được xây dựng từ năm 1998 – 2006 và rộng khoảng 2ha. Nơi đây giới thiệu 10 công trình kiến trúc dân gian độc đáo của 10 dân tộc Việt Nam như khuôn viên nhà người Chăm, nhà Rông Bana, nhà người Việt, nhà mồ Giarai, nhà Dài Ê Đê, nhà mồ Cơ tu, nhà sàn Tày, nhà trệt Hmông, nhà trình tường của người Hà Nhì và nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao. Vườn Kiến trúc được bao phủ bởi nhiều loại cây cối xanh ngát, dòng suối nhân tạo mát lành. Nơi đây giới thiệu sự đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam. Bố mẹ có thể lên kế hoạch đưa bé đến đây để tham quan và kết hợp thêm cả một chuyến picnic mini và một bữa ăn nhẹ ngoài trời. Cuối buổi picnic, bố mẹ nhớ nhắc bé thu dọn rác để giữ vệ sinh chung nhé.
3. Công viên Thủ lệ
Công viên Thủ Lệ vẫn luôn là địa điểm hấp dẫn các em nhỏ không chỉ riêng dịp Trung thu. Công viên Thủ Lệ nằm trên đường Kim Mã, Cầu Giấy, đoạn cuối đường Bưởi là địa chỉ được rất nhiều người tìm đến mỗi dịp Trung thu về. Các bạn nếu không biết thì cứ tìm đến đường Kim Mã rồi hỏi người đi đường là họ sẽ chỉ cho ngay nhé, vì công viên này rất rộng và dễ tìm. Vào dịp Trung thu hàng năm, công viên Thủ Lệ thường tổ chức rất nhiều chương trình, trò chơi dành cho các bạn thiếu nhi như múa lân, xiếc thú, chương trình học làm bánh Trung thu ngay tại công viên… Các bạn nhỏ sẽ vô cùng thích nơi đây vì các em sẽ được tận mắt thấy những loài động vật như hổ, báo, khỉ, cá sấu… Đây còn có nhiều trò chơi để các em vui chơi, khám phá, cộng thêm khuôn viên được trang trí rất nhiều hình thú, đèn lồng bắt mắt nên nơi đây không chỉ thu hút các bạn nhỏ mà người lớn cũng rất thích vì sẽ chụp được nhiều bức ảnh đẹp.

Trong công viên Thủ Lệ có rất nhiều loài động vật khác nhau để bạn và cả gia đình tham quan và tìm hiểu. Đây cũng là điểm thu hút nhất đối với trẻ em khi đến công viên. Các bạn nhỏ sẽ được tận mắt ngắm nhìn hoạt động và sinh hoạt của các loài vật. Được biết trong công viên Thủ Lệ hiện nay có tới 600 cá thể thuộc khoảng 100 loài sinh vật khác nhau. Thú có trong công viên đa dạng như ở trong một khu rừng thu nhỏ. Ngoài những loài động vật quý hiếm của Việt Nam, công viên còn có những con thú được các nước bạn gửi tặng mang ý nghĩa ngoại giao hoặc các vị lãnh đạo nước ta tặng. Ví dụ như đôi sếu Nhật được cố thủ tướng Kim Nhật Thành gửi tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1960. Loài Nai sống ở Viêng Chăn được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi tặng. Đôi trăn lớn do cố đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tặng. Cuối cùng là cầy mực và cá sấu do Trung ương Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn gửi tặng. Nếu trẻ muốn được tận tay cho thú ăn, bạn có thể mua những giỏ đồ ăn được bày bán trong công viên để trẻ được trải nghiệm cảm giác chăm sóc động vật.
4. Hoàng thành Thăng Long
Trong cung đình xưa, ngày tết Trung thu có nhiều hoạt động diễn ra. Dưới triều Lý, Trung thu là một lễ hội do nhà vua tổ chức với hoạt động cúng tổ tiên, đua thuyền, diễn rối nước, rối cạn. Thời Trần, các nhà quý tộc uống rượu, ngâm thơ đạo xem phong cảnh. Đến thời Lê Trung hưng, những mô tả lịch sử là ngày hội trong phủ Chúa Trịnh được trang hoàng lộng lẫy bằng hàng ngàn chiếc đèn tạo nên một đêm Trung thu lung linh đầy màu sắc. Trong dân gian, ngày tết Trung thu cũng trở nên rực rỡ với tục chơi đèn, phá cỗ trông trăng… Nhằm phát huy giá trị Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt các giá trị văn hóa phi vật thể và tăng cường các sản phẩm du lịch đến với du khách, nhân dịp Trung thu hằng năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức chương trình Vui tết Trung thu với chủ đề “Đèn thu lung linh” góp phần tạo ra một sân chơi đặc sắc cho thiếu nhi Thủ đô, giúp các em có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và tết Trung thu nói riêng.

Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 19C đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội. Bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra địa điểm này khi nhìn thấy một chiếc cổng thành lớn được xây bằng gạch đỏ nằm hiên ngang trên con đường Hoàng Diệu. Nhằm mang đến cho khách tham quan và trẻ em có những trải nghiệm thú vị và bổ ích, tại đây sẽ diễn ra hoạt động văn hóa dân gian như xem các nghệ nhân trình diễn ca nhạc, múa sư tử. Du khách tới đây sẽ được tham gia các trò chơi dân gian như ô ăn quan, đi cầu tre gánh lúa, pháo đất; xem nghệ nhân trình diễn và hướng dẫn làm bánh và đồ chơi Trung thu truyền thống như bồi và vẽ mặt nạ, đèn ông sao, đèn kéo quân…
5. Văn miếu – Quốc tử giám
Theo phong tục cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản thì Tết Trung Thu thường được tổ chức và giữa mùa thu, tức ngày 15/8 (âm lịch) hàng năm. Đối với người Việt, đây là một trong những dịp lễ quan trọng trong năm vì Trung Thu là cơ hội để mọi người đoàn viên cùng gia đình, ngắm trăng, thưởng trà, ăn bánh truyền thống và tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc. Văn miếu – Quốc tử giám là một địa điểm đi chơi Trung thu hấp dẫn ở Hà Nội. Văn Miếu nằm ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội, ngay giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Du lịch đến với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì đây chắc chắn là địa điểm mà bạn nên ghé thăm.

Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian cùng các biến cố lịch sử, một số kiến trúc ở đây đã bị phá hủy thế nhưng Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn được xem là biểu tượng của tinh hoa giáo dục, nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam. Hi vọng với những chia sẻ của Vntrip.vn trên đây đã giúp các bạn có thêm kiến thức về di tích lịch sử – văn hóa đầy ý nghĩa này của thủ đô. Một trong những điểm thu hút đông người tham dự nhất là khu tổ chức các trò chơi dân gian như nu na nu nống, ô ăn quan, kéo co, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, gánh thóc, bịt mắt đánh trống… Những hoạt động văn hóa dân gian tương tác với nghệ nhân như làm đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, nặn tò he, làm bánh Trung thu cổ truyền, làm giỏ thiên nga bông hay giỏ thị… cũng được nhiều phụ huỳnh và em nhỏ quan tâm.
Đêm Trung thu thực sự là lễ hội lung linh về cả sắc màu và âm nhạc, đặt biệt tại một số địa điểm chơi trung thu tại Hà Nội. Trên đây Review Huế đã giới thiệu đến bạn là những địa điểm đáng đến nhất trong đêm Trung thu cho những ai đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Tin khác