Lăng vua Gia Long là nơi an táng vị vua đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn. Công trình thu hút du khách tham quan không chỉ nhờ phong cảnh non nước hữu tình mà còn bởi câu chuyện tình sắt son của Đế Vương với Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Cùng Check in Huế tìm hiểu và khám phá công trình này nhé.
Contents
Vẻ đẹp non nước hữu tình của Lăng vua Gia Long
Lăng vua Gia Long, còn có tên gọi là Thiên Thọ Lăng, được bắt đầu xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng toạ lạc tại một vùng địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế. Đây là khu lăng mộ có quy mô hoành tráng nhất của triều Nguyễn.
Toàn bộ khu vực lăng rộng hơn 28km2, tạo thành một cảnh quan hùng vĩ, chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bò Tả Trạch sông Hương. Lăng vua Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, Quần thể lăng vua Gia Long được cho có vị trí phong thủy đẹp nhất trong những lăng vua triều Nguyễn.

Quá trình xây dựng lăng diễn ra trong 6 năm (1814-1820), bắt đầu từ thời điểm bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu qua đời vào năm 1814. Nhà vua đã sai các quan trong Khâm Thiên Giám đi chọn đất để mai táng vợ mình. Thầy Địa lý Lê Duy Thanh là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông “đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh”, nơi mà “ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm” (theo L. Cadière).
Lịch sử xây dựng Lăng vua Gia Long rất phức tạp, vì ở đây không phải chỉ có lăng vua Gia Long mà lại có cả một quần thể lăng tẩm của nhiều thành viên trong gia đình và dòng họ của nhà vua. Quần thể lăng tẩm ấy nằm rải rác trên địa bàn rộng lớn thuộc làng Định Môn. Tất cả được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau và trước sau cách nhau gần hai thế kỷ (thế kỷ XVII – XIX).
Các điểm check in nổi bật ở Lăng vua Gia Long
Lăng vua Gia Long có mật độ kiến trúc tương đối thưa. Các công trình được trải ra theo chiều ngang. Không gian ở đây rộng rãi mênh mang, không có lầu đài đình tạ và cũng không xây dựng la thành. Núi đồi xung quanh giăng ra như một vòng thành thiên nhiên bao bọc tạo nên quy mô bề thế cho khu lăng tẩm.
Khu Bửu Thành
Bửu Thành nằm ngay chính giữa trung tâm là hai ngôi mộ nằm cạnh nhau của vua Gia Long và hoàng hậu, được đặt nằm trên đồi Chính Trung. Hai ngôi mộ bằng đá nằm song song, cách nhau chỉ một gang tay, có cùng khuôn khổ và kích thước, bên trên đều có hai mái chảy xuôi trông như những mái nhà mà thời gian đã nhuộm đen thành màu than đá.
Hai ngôi mộ nằm sát nhau biểu hiện tình cảm thủy chung cao đẹp giữa vua và hoàng hậu đã từng vào sinh ra tử với nhau trong suốt cuộc đời chinh chiến. Đó là điểm độc đáo của Lăng vua Gia Long mà không tìm thấy ở lăng vua Nguyễn khác. Điểm độc đáo nữa là khi đứng nhìn phía sau nơi tiếp giáp phần nóc của 2 ngôi mộ sẽ thấy được Đại Thiên Thọ ngay chính giữa. Điều này giúp lăng vua Gia Long có kiến trúc phong thủy vô cùng độc đáo bậc nhất ở Việt Nam.

Bên ngoài song lăng chính là hệ thống tường thành được xây vô cùng kiên cố gọi là Bửu thành. Cánh cổng chính là đường dẫn lối vào bên trong mộ được làm bằng đồng. Cánh cửa này chỉ mở vào những dịp lễ tết ngày giỗ để được dọn dẹp, vệ sinh. Phía dưới đó là 7 cấp sân tế bao gồm sân chầu được lát bằng gạch Bát Tràng, hai bên là hai hàng tượng được tạc theo hình quan văn, quan võ. Tất cả đều tạo nên sự uy nghiêm tráng lệ.
Bi Đình
Nằm bên trái của khu mộ lăng là Bi Đình – nhà bia điêu khắc ghi công các trạng. Đây là một công trinh rất quen thuộc hầu hết đều có mặt ở các hệ thống lăng tẩm vua Nguyễn. Trong Bi Đình chính là tấm bia “Thánh Đức thần công” của vua Minh Mạng dựng lên nhằm ca ngợi vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Tấm bia được điêu khắc vô cùng tinh tế và đã trải qua hơn 200 năm nhưng các nét chữ vẫn còn rất rõ nét.

Điện Minh Thành
Phía bên phải của khu lăng mộ đó chính là tẩm điện và Điện Minh Thành, tất cả đều nằm ở khu vực trung tâm. Đây là nơi để thờ cúng, thắp hương lễ bái nhà vua và hoàng hậu. Trước đây, bên trong điện có rất nhiều kỷ vật gắn liền với cuộc sống của vua Gia Long nhưng sau nhiều biến động đã không còn nguyên vẹn nữa.
Ngoài lăng Thiên Thọ thì quần thể lăng Gia Long còn có những khu lăng mộ khác của các thành viên nhà Nguyễn như Lăng Quang Hưng, Lăng Trường Phong, Lăng Vĩnh Mậu,…

Lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành
Đáng chú ý nhất ở lăng vua Gia Long đó chính là lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành. Đây là nơi chôn cất người vợ thứ hai cũng là mẹ của vua Minh Mạng. Công trình rất thu hút nhiều du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên rất hài hòa.


Gợi ý trang phục khi tham quan lăng vua Tự Đức
Khi tham quan lăng vua Gia Long, bạn nên mặc những trang phục kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng di tích. Bạn không nên mặc các trang phục quá gợi cảm, hở hang và không phù hợp với chốn linh thiêng. Bạn cũng sẽ phải di chuyển nhiều nên cần ưu tiên lựa các trang phục gọn gàng, mát mẻ, bền bỉ như giày thể thao, trang phục thoáng mồ hôi.
Nếu muốn có những bức ảnh lung linh thì có thể mặc cổ trang, áo dài, chọn những màu sắc nhẹ nhàng, thanh lịch, tà áo dài nhẹ nhàng, duyên dáng sẽ càng giúp bạn nổi bật. Bạn có thể chọn những góc chụp ở Khu Bửu Thành, Bi Đình, các hàng lang, lối đi hay tạo dáng bên hồ sen,…
Hướng dẫn cách đi đến Lăng vua Gia Long
Review Huế sẽ hướng dẫn du khách di chuyển theo 2 cách : Thuê xe máy Huế đi qua cầu phao đã được xây dựng bắc ngang qua sông Tả Trạch. Nếu thuê xe du lịch Huế thì đi ngoài đường lớn qua cầu Tuần gặp lăng Minh Mạng và cầu Hữu Trạch. Sau đó bạn di chuyển qua cây cầu là đến nhé.
Toàn cảnh Lăng vua Gia Long đẹp như một bức tranh tuyệt tác giữa thiên nhiên. Có lẽ, vua Gia Long đã có dự kiến trước khi chọn một nơi đẹp đẽ, đậm chất thơ này để gửi gắm giấc ngủ ngàn thu của mình. Nếu đến Huế, các bạn nhất định phải ghé thăm lăng vua Gia Long nhé.
Tin khác