Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Khám phá hồ Hoàn Kiếm – trái tim của thủ đô

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn được gọi là Hồ Gươm) không chỉ là địa điểm để du khách đi dạo, hóng mát, check in mà còn gắn liền với người dân thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa cũng như đi vào trong thơ ca. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.

Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm là hồ nước ngọt rộng khoảng 12ha nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, là nơi mang dấu ấn lịch sử vang dội của ông cha ta ngày trước. Trước đây hồ còn có tên là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân. Hồ Hoàn Kiếm không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng và còn bởi những địa danh gắn liền với dấu ấn lịch sử của hồ.

Hồ là điểm giao giữa các khu phố cổ như phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, phố Hàng Ngang… với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn một thế kỷ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài… Với vị trí đắc địa đó, hồ là nơi lý tưởng cho các hoạt động dạo phố, khám phá nét đẹp văn hóa và thiên nhiên của phố cổ Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan tại Hà Nội được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng

Lịch sử tên gọi Hồ Hoàn Kiếm 

Xưa kia Hồ Hoàn Kiếm có tên gọi là Hồ Lục Thủy (do nước hồ có màu xanh biếc) hay Hồ Thủy Quân (nhà vua thường cho duyệt thủy quân trên hồ). Vào cuối thế kỷ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai, lấy tên là Hồ Tả Vọng và Hồ Hữu Vọng. Đến thời thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1884, Hồ Hữu Vọng đã bị lấp để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại là Hồ Hoàn Kiếm ngày nay.

Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn liền với sự tích vua Lý Thái Tổ trả gươm thần cho Rùa Vàng. Truyền thuyết kể lại rằng khi Lê Thái Tổ cầm quân dẹp loạn giặc Minh xâm chiếm nước ta, ông nhặt được thanh gươm Thuận Thiên. Thanh gươm đó chính là gươm thần Long Quân cho nhà vua mượn để đánh giặc. Nhờ có gươm thần, vua đánh đâu thắng đấy, đuổi sạch bóng quân Minh khỏi bờ cõi và lên ngôi năm 1428.

Trong một lần khi vua Lê Lợi dạo thuyền tản mạn trên Hồ Tả Vọng, chợt Rùa Vàng nổi lên và đòi lại gươm thần cho Long Quân. Vua trả gươm rồi Rùa Vàng ngậm gươm lặn mất. Từ đó vua đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm và cái tên này được sử dụng đến tận ngày nay.

Các hoạt động tham quan tại hồ Hoàn Kiếm

Tháp Rùa

Tháp Rùa tọa lạc trên Đảo Rùa giữa hồ, được xây để tưởng nhớ sự tích Rùa Vàng đòi gươm thần. Ngọn tháp gồm 3 tầng, tầng 1 và tầng 2 đều có 5 cửa, tầng 3 chỉ mở một cửa mặt phía Đông, bên trên cửa khắc chữ Quy Sơn Tháp (tháp núi rùa). Tháp Rùa cổ kính trăm năm tuổi này đã trở thành biểu tượng từ lâu đời của Hồ Hoàn Kiếm.

Tháp Bút – Đài Nghiên

Nằm ở phía Đông Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, Đài Nghiên và Tháp Bút là hai công trình kiến trúc không thể tách rời được xây dựng vào năm 1865. Đây là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Hà Thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đài Nghiên gồm 3 chân kê nghiên là hình tượng 3 con cóc tựa 3 chiếc chân kiềng, trên thân nghiên có khắc một bài Minh gồm 64 chữ Hán do cụ Nguyễn Văn Siêu soạn. Tháp Bút được thiết kế như hình một chiếc bút lông cao 9m với ngòi bút nhọn dựng thẳng lên trời.

Cầu Thê Húc

Cây cầu Thê Húc sơn đỏ là cầu nối bắc ngang qua Hồ Gươm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu được “Thần Siêu” Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865 với ý nghĩa “ngưng tụ hào quang”. Lối kiến trúc uốn cong hệt con tôm và sơn màu đỏ rực rỡ góp phần tạo nên nét độc đáo và có phần cổ kính của cầu khiến ai ai cũng tấm tắc ngợi khen.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc nằm giữa hồ, là nơi thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngôi đền mang nét kiến trúc độc đáo kết hợp của Phật Giáo, Nho Giáo và Đạo Giáo, đại diện cho văn hóa tín ngưỡng của người Hà Nội. Nối liền Đền Ngọc Sơn với bờ hồ là Cầu Thê Húc bằng gỗ màu đỏ nổi bật, dáng cong như hình con tôm. Đứng trên cầu bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh hồ và chụp những tấm hình thật đẹp.

Nhà hát múa rối nước Thăng Long

Đây là một trong những nhà hát múa rối nước lâu đời nhất và còn hoạt động cho đến ngày nay. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những màn trình diễn rối nước đặc sắc mà còn có cơ hội tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt. Nhà hát mở cửa tất cả các ngày trong tuần, vé vào xem múa rối dao động từ 60.000 – 100.000đ.

Vườn hoa Lý Thái Tổ

Vườn hoa Lý Thái Tổ (còn có tên gọi khác là vườn hoa Chí Linh) nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, là nơi đặt tượng đài vua Lý Thái Tổ. Không gian vườn hoa rất thoáng đãng, thường xuyên diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của thành phố. Đây cũng là điểm đến yêu thích của du khách cũng như người dân địa phương vào mỗi buổi chiều.

Phố đi bộ Hồ Gươm

Phố đi bộ đã trở thành hình ảnh gắn liền với Hồ Gươm, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước cũng như người dân địa phương vào mỗi dịp cuối tuần.

Phố đi bộ mở cửa từ 6h chiều thứ 6 đến hết ngày Chủ Nhật hàng tuần, kéo dài qua hầu hết các con phố cổ xung quanh hồ Gươm. Nơi đây hội tụ đủ các hoạt động mua bán, vui chơi giải trí, nghệ thuật. Dạo một vòng quanh hồ, bạn hãy thử hòa vào cùng một nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, thưởng thức những màn trình diễn nhảy hay ca hát đặc sắc, ghé qua một vài quầy hàng lưu niệm rồi ăn kem ở phố Tràng Tiền.

Thời gian thích hợp nhất tham quan hồ Hoàn Kiếm

Thời gian thích hợp nhất để tham quan Hồ Gươm tốt nhất, trọn vẹn nhất là thời điểm cuối tuần của mùa thu. Khi đến Hồ Gươm vào cuối tuần bạn sẽ được trải nghiệm Phố đi bộ với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú.

Hướng dẫn di chuyển tham quan hồ Hoàn Kiếm

Du khách có thể sử dụng các phương tiện cá nhân hoặc công cộng để đến Hồ Hoàn Kiếm, khá thuận tiện. Bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm và nói với họ điểm đến của bạn là Hồ Hoàn Kiếm, và họ sẽ chở bạn đến đó. Khi đi xe ôm hoặc taxi, nên kiểm tra Google Maps để biết khoảng cách và giá cả trước. Tuy nhiên nếu mệt hoặc muốn có một trải nghiệm khác biệt, bạn cũng có thể lựa chọn đi xe xích lô hoặc xe điện để tham quan xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ.

Hồ Hoàn Kiếm là di tích mang ý nghĩa lịch sử sâu đậm và là niềm tự hào trong lòng người dân thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung. Còn chần chừ gì nữa, xách balo lên đi khám phá những điều thú vị của Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm ngay nhé. Review Huế chúc bạn có những trải nghiệm thú vị nhé.

Ảnh: Internet

5/5 - (1 bình chọn)

One thought on “Khám phá hồ Hoàn Kiếm – trái tim của thủ đô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *