Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Khám phá làng nghề Kế Môn

Làng nghề Kế Môn thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền là làng nghề kim hoàn truyền thống hàng trăm năm nay. Từ lâu, làng nổi tiếng với nghề thủ công làm đồ trang sức bằng chất liệu vàng bạc có trang trí hoa văn, chạm trổ tinh xảo như vòng, kiềng nhẫn, dây chuyền,… Đây được xem là cái nôi của nghề kim hoàn trên cả nước. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Cái nôi của nghề vàng

Theo sử sách xưa còn ghi lại thì làng Kế Môn được thành lập vào thế kỉ 14 dưới đời vua Trần Anh Tông, làng Kế Môn nằm bên phá Tam Giang lại có đất nông nghiệp nên cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh bắt cá.

Năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh vua Quang Trung đặt kinh đô tại Phú Xuân và ra lời kêu gọi người tài giúp vua quản lý đất nước. Ông Cao Đình Độ là người Thanh Hóa vào Huế xin làm nghề Kim hoàn khi đi qua sông Ô Lâu thì cả gia đình bị nạn, người dân Kế Môn thấy thế cứu giúp nên mới thoát chết. Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của người dân làng kế Môn nên sau khi vào cung ông Độ đã trở về và dạy nghề cho người dân ở đây.

Năm Quý Mão (1783), quân Trịnh chiếm đóng Phú Xuân, đường vào Thuận Hóa thông thương nên ông Cao Đình Độ đã cùng vợ con men theo bờ biển vào Nam và dừng chân lập nghiệp tại làng Kế Môn. Tại đây, ngài đã truyền nghề cho con trai mình là Cao Đình Hương và một số học trò thuộc hai họ Huỳnh Công và Trần Mạnh.

Tiếng lành đồn xa, năm 1790, vua Quang Trung triệu hai cha con ông cùng một số thợ bạc ở làng Kế Môn vào triều để lập đội Cơ vệ Ngân tượng, nơi chuyên nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ vàng bạc và đồ trang sức cung đình, giao hai cha con ông chức Lãnh binh và Phó Lãnh binh để quản lí Đội Cơ vệ ngân tượng.

Khi Nguyễn Ánh lập nên vương triều Nguyễn, hai cha con ông Cao Đình Độ và Cao Đình Hương và nhóm thợ làng Kế Môn được vua Gia Long trọng dụng, cấp bổng lộc và giữ nguyên tước cũ để tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề kim hoàn trong Kinh thành. Các sản phẩm từ vàng bạc như trâm cài, hoa tai, vòng xuyến, nhẫn… được sử dụng ở Kinh thành Phú Xuân chủ yếu được tạo tác bởi những người thợ kim hoàn làng Kế Môn.

Sau khi ông Cao Đình Độ qua đời, Nhà vua và Triều đình truy phong tước hiệu “Đệ nhất tổ sư”, được ban đất xây lăng như các quan đại thần và cử hành tang lễ chu tất, an táng tại ấp Trường Cởi (phường Trường An bây giờ). Ngày nay, đến thăm lăng nghệ nhân Cao Đình Độ, người ta vẫn còn thấy đôi câu đối bằng chữ Hán tán thán công đức của ông: “Kim hoàn triệu thỉ tam kỳ tổ – Ngọc bảo khai tiên thiên cổ sư”.

Sau khi cha mất, ông Cao Đình Hương quyết định từ quan về nhà để tìm người nối nghiệp gia đình. Quan Thượng thư Bộ Lại ở Thuận Hóa lúc bấy giờ là Trần Minh cùng vợ là Huỳnh Thị Ngọc đã mời ông về Phủ dạy nghề cho 3 người con là Trần Hòa, Trần Điện, Trần Điền và 3 người cháu là Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo, Huỳnh Nhật. Sự việc đó đã biến làng Kế Môn thành làng thợ kim hoàn lớn vào bậc nhất ở xứ Đàng Trong.

Những người thợ kim hoàn ở Miền Trung đều coi hai ông là tổ sư của nghề Kim hoàn, lấy ngày 7/2 âm lịch (ngày giỗ của ông Cao Đình Hương, người trực tiếp truyền nghề rộng rãi trong dân gian) làm ngày giỗ Tổ. Ngày 2/3/1990, Di tích nhà thờ Tổ nghề kim hoàn được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Làng nghề Kế Môn ngày nay 

Ngày nay, nghề kim hoàn trở thành một nghề thủ công truyền thống được ưa chuộng, không chỉ vì giá trị kinh tế mà còn cả trình độ thẩm mỹ của những mặt hàng kim hoàn chứa đựng nhiều sắc thái Việt. Khu lăng mộ của tổ nghề Kim hoàn Việt Nam trên đất Huế luôn được các đệ tử, con cháu gìn giữ hương khói và là nơi hành hương linh thiêng của những ai theo nghề kim hoàn để tri ân những bậc tiền nhân.

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống cha ông để lại, nghề làm kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân làng nghề Kế Môn. Tại Huế, các sản phẩm kim hoàn được trưng bày tại Tịnh Tâm Kim Cổ (đối diện với di tích Hồ Tịnh Tâm) của Nghệ nhân nhân dân Trần Duy Mong, rất thuận tiện cho du khách thập phương thưởng lãm.

Tại đây có một bảo tàng thu nhỏ về nghề kim hoàn xứ Huế. Gia chủ bài trí khá nhiều hiện vật quý và có giá trị như các bản sao sắc phong của vua nhà Nguyễn dành cho nghề kim hoàn Huế; các dụng cụ cổ dùng chế tác kim hoàn như búa, kìm, kẹp, dùi, giũa, khuôn, đèn khò, bể thổi… Không gian chế tác, nơi làm việc của thợ cũng được sắp đặt, bài trí mang hơi hướng cổ, khiến cho khách tham quan như cảm nhận được môi trường, không khí làm việc của thợ kim hoàn xưa.

Tại các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, người làng Kế Môn đều tham dự để góp phần tôn vinh một làng nghề “danh bất hư truyền” tại Cố đô.

Tất cả các sản phẩm của nghệ nhân làng Kế Môn nổi tiếng đều có chất lượng tốt hơn nhiều so với nhiều nơi khác. Do vì có tay nghề cao, kỹ thuật chạm khắc tinh xảo và cầu kỳ nên được người tiêu dùng đón nhận. Nghề kim hoàn làng Kế Môn được phát triển cho đến ngày nay cũng bởi chính những người con trong làng biết kế thừa và trân trọng những giá trị tinh hoa của cha ông để lại. Đồng thời với lòng đam mê, yêu nghề mỗi sản phẩm được các nghệ nhân thổi hồn vào đó nên làng kim hoàn Kế Môn mới rạng danh như ngày hôm nay.

Hiện nay, hàng ngàn người của làng đã có mặt hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước, từ thành thị tới nông thôn ở đâu có nghề làm vàng, bạc, trang sức thì ở đó có người con của người làng nghề Kế Môn sinh sống. Ngày nay các tỉnh thành trong cả nước đều có thương hiệu Kim Hoàn nổi tiếng của người làng nghề Kế Môn.

Do đó, như thường lệ hàng năm, vào ngày 7 tháng 2 (Âm lịch). Để tưởng nhớ người đã khai sinh ra nghề kim hoàn cho bà con trong làng, họ đều tổ chức giỗ tổ và gặp gỡ giao lưu, khơi dậy niềm tự hào của người dân nơi đây. Đồng thời, động viên các thế hệ mai sau giữ vững và phát huy làng nghề truyền thống để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

 

Hai trăm năm qua, hàng ngàn người làng nghề Kế Môn đã rời làng ra đi và có mặt, trước tiên là ở kinh thành Huế (để làm trong Cơ vệ Ngân Tượng của triều đình), sau đó là ở hầu hết các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước, và sau này là vươn ra thế giới, .nghề kim hoàn trở thành nghề kiếm sống của người dân Kế Môn, nghề làm vàng từ đây mà tỏa ra khắp cả nước.

 

Không những thế người làng nghề Kế Môn còn đưa nghề truyền thống của mình vươn ra khắp thế giới nhằm quảng bá cho quê hương đất nước, hiện tại tiểu bang Texas của Mỹ có 40 cơ sở cầm vàng của người Kế Môn. Tại Huế các sản phẩm kim hoàn được trưng bày tại “Tịnh Tâm Kim Cổ”, trong các đợt Festival nghề truyền thống của Huế người làng Kế Môn đều tham dự. Làng nghề Kế Môn có nhiều nhà thờ họ với tất cả 16 nhà thờ, đây là những họ đã có công mở làng cũng như phát triển nghề kim hoàn.

Nếu có dịp du lịch Huế, bạn có thể ghé thăm làng nghề Kế Môn để tìm hiểu ngành nghề truyền thống này nhé. Review Huế chúc bạn có những trải nghiệm thú vị nhé.

Ảnh: Internet

Đánh giá bài viết

One thought on “Khám phá làng nghề Kế Môn

  1. Suivre Téléphone says:

    Le courrier électronique n’est pas sûr et il peut y avoir des maillons faibles dans le processus d’envoi, de transmission et de réception des courriers électroniques. Si les failles sont exploitées, le compte peut être facilement piraté.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *