Notice: Undefined variable: content in /home/u817475818/domains/checkinhue.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome-child/functions.php on line 22

Thưởng thức món mứt cam quật độc đáo xứ Huế

Mứt cam quật là một trong những loại mứt thơm ngon không thể thiếu trong những ngày lễ Tết. Mứt cam quật hay còn gọi là mứt quất, mứt tắc. Mứt cam quật có màu vàng sánh như mật, được tạo hình dáng cánh hoa đẹp mắt, khi thưởng thức có vị ngọt thanh pha vị chua nhẹ của quật đã trở thành món mứt cực kỳ đặc sắc, hấp dẫn cho mùa Tết đặc trưng của Cố đô. Cùng Check in Huế khám phá nhé.

Giới thiệu món mứt cam quật

Ở Huế hầu như thứ rau củ nào có trong vườn, ngoại cũng đem đi sên thành mứt được. Từ mứt vỏ cam, vỏ bưởi, đến mứt cà rốt, bí đao, khoai lang, đậu phộng,… Món nào cũng kỳ công nhưng kỳ công nhứt vẫn là món mứt cam quật. Mùi mứt tỏa ra thơm ngào ngạt.

Mấy cây cam quật trong vườn, là do cậu tôi mua về chưng tết rất nhiều rất nhiều năm về trước. Hết tết, ngoại đem trồng sau góc vườn.  Tháng Chạp, mấy cây cam quật sau vườn lại lúc lỉu quả. Dưới cái nắng hanh hao của mùa đông, cam quật từ xanh ngắt cũng dần dần chuyển vàng. Ngoại cắp rổ ra vườn, chọn những quả to nhất, căng tròn, vàng tươi để chuẩn bị sên mứt.

Làm mứt cam quật đúng là kỳ công vô cùng. Phải kiên nhẫn như ngoại, may ra mới được. Đầu tiên ngoại dùng dao lam, tỉ mẩn gọt bỏ lớp vỏ thật mỏng bên ngoài, loại bỏ những chấm li ti chứa tinh dầu trên vỏ. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay và tốn công nhất. Vì chỉ cần gọt phạm vào thịt quả, xem như hỏng. Gọt xong thì dùng mũi chiếc kéo thật nhỏ xẻ một lổ ở cuống để nặn bỏ hết hạt. Ngoại tôi hay nói, chỉ cần lẫn một hạt, coi như cả mẻ mứt đều phải bỏ vì đắng. Nên đoạn này cũng quan trọng lắm.

Ngoài việc ăn ngon miệng, không bị ngán, Mứt cam quật còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị ho, giải rượu, và ngon hơn khi thưởng thức cùng ly trà nóng.

Nguyên liệu làm món mứt cam quật

  • Quất (500 gr). Nên chọn những quả tắc chín, màu vàng tươi, có mùi thơm nhẹ vốn có của cây tắc, đó là tắc tươi. Còn tắc có mùi hắc, nồng, khó chịu thì không nên mua. Chọn những quả tắc có da láng mịn, to tròn căng bóng không xù xì.
  • Để làm món Mứt cam quật nên chọn những trái quật chín, màu vàng tươi, có mùi thơm nhẹ, vỏ láng mịn, to tròn căng bóng không xù xì. Trái quật sau khi rửa sạch, để ráo; dùng dao khứa 4 đến 6 đường đối xứng quanh trái rồi ấn nhẹ tay cho hạt rơi ra. Phần nước cốt để dành lại khi bắt lên bếp để ngào.
  • Gừng cắt sợi
  • Đường (250 gr)
  • Muối

Hướng dẫn thực hiện mứt cam quật

Bước 1: Sơ chế cam quật

Ngâm trong nước muối và nước vôi trong trong hai ngày, sau đó xả nước sạch, luộc qua nước sôi có pha phèn chua hoặc nước chanh để trái quật khi sao sẽ có độ bóng đẹp mắt, nhẹ tay nếu không trái sẽ bị nát.

Để quả mứt vừa dẻo lại dai, ngoại thường khuấy nước vôi để thật lắng, chỉ lấy phần nước trong bên trên, rồi cho quật vào ngâm một buổi thì đem rửa thật sạch, sau đó chần qua với nước sôi rồi mang ra ngâm trong nước đá. Khâu này giúp quả quật cứng lại, khi sên với đường không bị dập, bị móp. Để mứt sau khi sên xong sẽ có màu vàng trong vắt, ngoại mất thêm một buổi ngâm quật với đường. Sau khi đường tan hết, thấm vào quật, lúc này bà mới nhóm lửa sên mứt.

 

  • Tắc mua về bạn rửa qua nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch vài lần với nước.
  • Bạn cắt bỏ cành sau đó cắt 8 đường đối xứng quanh quả tắc như tạo hình cánh hoa, bạn ấn dẹt 2 đầu quả tắc lại cho ra nước và hạt (giống như hình ảnh).
  • Bạn giữ lại 2 muỗng canh nước cốt tắc sử dụng khi ướp tắc nhé!

Bước 2: Ngâm và trụng cam quật

  • Bạn cho vào tô 500ml nước và cho vào 1 muỗng canh muối hòa tan hỗn hợp, sau đó bạn cho vỏ tắc vào ngâm khoảng 2 tiếng.
  • Bạn rửa sạch vỏ tắc lại với nước, bạn dùng tay vắt thêm lần nữa cho vỏ tắc thật ráo nước.
  • Tiếp theo bạn đun sôi 1 nồi nước sau đó cho vỏ tắc vào trụng khoảng 2 phút, rồi bạn vớt vỏ tắc ra thả vào tô nước lạnh.
  • Bạn rửa vỏ tắc thêm 1 lần nữa với nước và vắt nhẹ cho vỏ tắc khô nước rồi bạn để ráo.

Bước 3: Ướp cam quật

  • Bạn cho 250ml đường vào tô, thêm 2 muỗng canh nước cốt tắc đã vắt (ở bước 1), 1 muỗng cà phê muối bạn trộn đều hỗn hợp.
  • Bạn cho vỏ tắc vào tô hỗn hợp đường, sau đó cho vào thêm 1 nhánh gừng cắt sợi. Cuối cùng bạn mang hỗn hợp tắc đường đi phơi nắng khoảng 1 tiếng cho đường tan hoàn toàn.
  • Công đoạn ướp quật với đường cũng cần để ý nếu không sẽ bị ngọt, mất vị chua vốn có, cho thêm vài lát cam thảo để ướp cùng. Theo kinh nghiệm cứ 1 kg quật thì sử dụng 4 đến 6 lạng đường tuỳ theo khẩu vị người ăn.

Bước 4: Sên cam quật

  • Bạn cho hỗn hợp tắc đường vào chảo, và sên ở lửa nhỏ, bạn không cần đảo nhiều, khi nước đường sôi thì bạn dùng đũa lật mặt còn lại của tắc lại là được.
  • Khi thấy phần nước đường đã gần khô, bạn vớt tắc ra đĩa, bạn tiếp tục sên phần nước đường trong chảo thêm 5 phút cho nước đường sệt lại, màu ngả vàng là được.
  • Bạn tiếp tục cho tắc vào đảo nhẹ tay lại một lần nữa cho tắc thấm nước đường rồi tắt bếp. Để mứt tắc có màu vàng óng đẹp, bạn không nên sên tắc ở lửa lớn và không nên sên cạn khô hết nước đường.
  • Sau đó bạn lấy mứt tắc ra xếp đều trên đĩa, cho thêm ít mè trắng rang cho mứt tắc thêm đẹp hơn.
  • Cuối cùng bạn mang đĩa mứt tắc ra phơi khô dưới nắng (khoảng 2 ngày mứt sẽ khô), hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh(mứt sẽ khô sau 1 ngày).

Mứt cam quật có màu vàng óng, tạo hình cánh hoa thật đẹp bắt mắt. Mứt có vị ngọt thanh thêm phần chua chua của tắc, hòa quyện mùi thơm của gừng, đây sẽ là món mứt cực kỳ hấp dẫn khách vào ngày Tết nhé! Khi mứt tắc khô bạn chỉ cần cho vào bịch cột kín hoặc cho vào hủ có nắp đậy kín để ăn dần. Bạn nên cho mứt cam quật vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở ngăn mát tủ lạnh có thể dùng trong vòng 1 – 2 tháng. Ngoài ra bạn có thể bảo quản mứt ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, thời gian dùng khoảng 2 tuần.

Trên đây là những chia sẻ cách làm món mứt cam quật thơm ngon, độc đáo. Review Huế chúc bạn thực hiện thành công nhé.

Ảnh: Internet

Đánh giá bài viết

One thought on “Thưởng thức món mứt cam quật độc đáo xứ Huế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *